Điều trị bệnh Lupus ban đỏ – Có chữa khỏi được không?

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

nhan-biet-lupus-ban-do

Cứ 100,000 người thì có 50 người bị bệnh Lupus ban đỏ. Lupus được coi là bệnh lý có độ nhận diện cao. Vậy nhưng những hiểu biết về căn bệnh này lại chưa thực sự được nhiều người biết đến. Nhất là khi các biểu hiện của lupus vốn rất giống với các bệnh lý khác. 

Khái niệm bệnh lupus ban đỏ là gì?

Bệnh Lupus ban đỏ hay còn được gọi với tên gọi đầy đủ là bệnh lupus ban đỏ hệ thống, là bệnh tự miễn mạn tính đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. 

Từ Lupus là một từ latin có ý nghĩa là chó sói. Cách gọi tên bệnh lupus dựa trên đặc điểm nổi bật của người bệnh đó là những ban đỏ trên mặt giống như vết bị chó cắn.

Có thể hiểu Lupus ban đỏ là bệnh lý có cơ chế hoạt động như sau: nếu ở người bình thường, trong cơ thể luôn có hệ miễn dịch hoạt động nhằm chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ như là vi khuẩn, virus,… 

Đối với các bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ miễn dịch hoàn toàn mất đi khả năng phân biệt quen – lạ. Do đó, chúng thường nhận nhầm các tế bào của cơ thể là yếu tố lạ và tấn công để chống lại hoạt động của tế bào tại hầu hết các cơ quan.

Lupus ban đỏ là một bệnh lý nguy hiểm và chúng có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nhiều trường hợp bệnh lupus ban đỏ diễn biến nhanh đã đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ là gì?

Mặc dù các biểu hiện của bệnh lupus rất rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân lại không nhận thức được các dấu hiệu này và thường nhầm lẫn với rất nhiều bệnh lý khác. 

Trên thực tế, bệnh lupus ban đỏ có thể diễn ra từ từ hoặc đột nhiên xuất hiện. Cơ chế tác động của bệnh đến hầu hết các cơ quan nên hệ thống các biểu hiện, triệu chứng của nó rất đặc trưng. Chúng thường bao gồm:

Có đến 90% bệnh nhân mắc lupus ban đỏ là nữ giới. Họ thường có biểu hiện như mệt mỏi, sút cân liên tục, rụng tóc, sốt nhẹ, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, nhức cơ và tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Dấu hiệu trên da được xem là đặc trưng lớn nhất của bệnh lupus ban đỏ. Bệnh nhân thường có vệt ban đỏ hình cánh bướm tại khu vực má, kéo dài ngang sang mũi.

Khi lupus ở giai đoạn toàn phát, các dấu hiệu về tổn thương nội tạng có thể diễn ra sâu hơn. Lúc này bệnh nhân có thể gặp phải các tổn thương khác nhau như: tại tim có thể viêm cơ tim, ở phổi có thể là tràn dịch màng phổi, viêm phổi, ở thận là viêm cầu thận,…

Thông thường, bệnh sẽ diễn ra thành từng đợt và lui, hết hẳn, sau đó tái phát. Mỗi lần tái phát cấp độ nặng hơn và để lại các biến chứng trầm trọng hơn.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa khỏi được không?

Một thông tin vô cùng quan trọng đó là hiện nay việc điều trị lupus ban đỏ không thể khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát bệnh. Do đó, khi các đợt lupus lên cấp, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ.

Nhóm thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc lupus ban đỏ

Sau khi đã xét nghiệm và chẩn đoán chính xác về lupus ban đỏ. Bệnh nhân sẽ được tiến hành kê đơn và sử dụng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phù thuộc vào diễn biến của bệnh nhân. Cụ thể:

Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid được khuyến cáo sử dụng như: Naproxen, Nimesulide, Ibuprofen, Aspirin,… Đây là nhóm thuốc mang lại hiệu quả điều trị tích cực với các triệu chứng ở cơ và khớp. 

Tuy nhiên, chúng được khuyến cáo nên thận trọng sử dụng bởi dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Để hạn chế các tác dụng phụ tốt nhất bệnh nhân cần ăn nó sau đó mới uống thuốc.

Nhóm thuốc corticosteroid được đánh giá có tác dụng chống viêm mạnh hơn. Tuy nhiên đây cũng là nhóm thuốc được khuyến cáo nên sử dụng đúng liều lượng bởi có thể gây tổn thương dạ dày, thận,…

Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài bệnh nhân có thể phải đối mặt với các nguy cơ như: gây viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, hoặc các tình trạng tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,…

Nhóm thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine chỉ định dùng với các triệu chứng tổn thương ở da và khớp.

Các thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide, Azathioprine, Cyclosporine,… dù có hiệu quả khi sử dụng xong có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thông thường các chỉ định dùng thuốc sẽ chỉ sử dụng khi  bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid đơn thuần.

Các phương pháp điều trị khác điều trị bệnh lupus 

Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc từ bác sĩ, bệnh lupus ban đỏ cũng cần được quan tâm từ chính thói quen hàng ngày của người bệnh. Cụ thể:

Bệnh nhân nên giữ cuộc sống lành mạnh và tránh các vận động quá mạnh, các cú sốc.

Hạn chế tiếp xúc tối đa với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời. Chúng có thể khiến các đợt cấp diễn ra nhanh chóng, nguy hiểm.

Có thể nói bệnh lupus ban đỏ là một bệnh lý nguy hiểm và cần được nhận thức sớm. Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên lupus cần có các áp dụng điều trị triệu chứng đúng cách. 

Bệnh nhân cần kiên trì, lạc quan và có hiểu biết để xử lý các đợt cấp tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý này.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi