Dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp – Nguyên nhân, triệu chứng‎

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

viem-khop-dang-thap-ngon-tay

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nhức nhối luôn rình rập những người ở độ tuổi sau 45. Bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm. Nhằm giúp mọi người nâng cao cảnh giác trước căn bệnh đáng sợ này, bài viết ngày hôm nay sẽ chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm khớp dạng thấp!

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp, hoặc viêm đa khớp dạng thấp, là căn bệnh gây ra tình trạng sưng đỏ, nóng ran và đau nhức các khớp. Bệnh xuất hiện do các lớp sụn bao bọc khớp đã bị bào mòn. Các đầu khớp cọ xát vào nhau qua chuyển động thông thường sẽ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm và sưng đau dữ dội.

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi khớp lớn nhỏ trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là khớp tay, lưng, bàn chân và khớp gối. Căn bệnh này làm suy giảm chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh phải sống phụ thuộc rất nhiều vào những người xung quanh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra teo cơ, biến dạng khớp và tệ nhất là tàn phế. 

Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp là rối loạn hệ miễn dịch. Chế độ sinh hoạt, làm việc độc hại, kèm theo chế độ dinh dưỡng không lành mạnh khiến cơ thể bị các gốc tự do tấn công, hệ miễn dịch trở nên quá tải và tấn công nhầm vào các tế bào sụn, niêm mạc khỏe mạnh. Bao hoạt dịch bị chèn ép, gây áp lực lên sụn khiến khớp xương bị sưng, đau.

Tình trạng đau nhức khớp lâu ngày, ít nhất trên 6 tuần là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải viêm khớp dạng thấp. Càng ngày tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ tại các khớp càng trở nên tồi tệ khiến người bệnh khó vận động được.

Dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp biểu hiện tại khớp, xuất hiện ở bất kỳ khớp nào và có thể tác động đến nhiều khớp một lúc. Một số khớp xương bị ảnh hưởng thường thấy nhất như khớp cổ tay, ngón tay, khớp đầu gối, mắt cá chân, bàn chân…

Viêm khớp dạng thấp có những dấu hiệu cơ bản như sưng đau, cứng khớp và nóng đỏ nhiều vào buổi sáng sau khi thức dậy. Thời gian cứng khớp có thể kéo dài trên một giờ, các triệu chứng đau nhức, sưng viêm có thể xuất hiện dai dẳng từ 6 tuần trở lên. Người bị viêm khớp dạng thấp thường kèm theo là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Người bệnh dễ bị sụt cân, gầy yếu và các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Dưới đây là chi tiết về triệu chứng của bệnh:

Triệu chứng tại khớp

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là cảm giác đau đớn, buốt nhói tại các khớp viêm. Đặc biệt là vào buổi sáng, các khớp này trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết do tình trạng viêm phát tác nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thấy rất khó cử động các khớp do tình trạng sưng khớp gây ra bởi tụ dịch màng khớp. Vùng da xung quanh các khớp viêm cũng sẽ bị sưng đỏ, phù nề và nóng bừng.

Triệu chứng toàn thân

Viêm khớp dạng thấp gây ra những cơn đau dai dẳng khó dứt. Người bệnh dường như bị hành hạ mọi lúc nên không thể ăn ngon, ngủ ngon được. Điều này khiến cho người bệnh bị suy nhược trầm trọng, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, trì trệ, đau nhức bứt rứt. Viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cho người bệnh bị sụt cân rất nhanh.

Triệu chứng xảy ra tại các cơ quan khác

Ngoài những triệu chứng trên, nếu người bệnh có những dấu hiệu sau thì rất có khả năng viêm khớp dạng thấp đã trở nên quá nghiêm trọng rồi. Người bệnh dễ bị viêm màng phổi, nhịp thở ngắn, khó thở mà không có dấu hiệu báo trước. 

Tệ hơn là viêm màng ngoài tim, đau tức ngực, tắc nghẽn động mạch và nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau mắt đỏ hoặc khô mắt khi mắc viêm khớp dạng thấp. 

Để không khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần có phương hướng điều trị viêm khớp dạng thấp

Chế độ sinh hoạt cho người viêm khớp dạng thấp

Dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp là biện pháp không ai mong muốn vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm. Trước khi để diễn tiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau đây để đẩy lùi bệnh.

1. Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 và Glucosamine

Chế độ dinh dưỡng sẽ không giúp người bệnh điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng và tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Vậy người bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?

Với những người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, những loại thực phẩm chứa Omega 3Glucosamine có thể giúp ích rất nhiều. Các dưỡng chất này kết hợp cùng nhau giúp hỗ trợ giảm sưng viêm, đau nhức, tái tạo và phục hồi sụn khớp tổn thương cũng như ngăn chặn sự phá hủy sụn. Bổ sung thường xuyên Omega 3 và Glucosamine Sulfate có khả năng giúp khớp xương linh hoạt, cử động dễ dàng hơn.

Xem thêm: Top 8 viên uống Glucosamine tốt nhất của Úc

Axit béo Omega 3 có nhiều nhất trong các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ… Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 – 4 phần cá để cung cấp lượng Omega 3 cần thiết. Cách bổ sung Omega 3 nhanh và hiệu quả hơn là sử dụng các sản phẩm viên uống dầu cá.

Trong khi Omega 3 giúp kháng viêm tiêu sưng thì glucosamine đóng vai trò hỗ trợ giảm đau nhức nhờ tái tạo sụn khớp. Đồng thời glucosamine giúp ngăn ngừa các enzyme phá hủy sụn, giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp khỏe mạnh. Nên chọn sử dụng các sản phẩm thuốc bổ xương khớp có chứa Glucosamine Sulfate, thành phần này được chứng minh mang lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn Glucosamine Hydrochloride. Hàm lượng glucosamine 1,500 – 2,000mg là phù hợp cho người viêm khớp dạng thấp.

2. Luyện tập thể thao nhẹ nhàng

Người bệnh mới mắc viêm khớp dạng thấp nên tham gia các lớp học yoga, bơi lội nhẹ nhàng để luyện tập cho các khớp được linh hoạt trở lại. Nếu không có thời gian hoặc điều kiện thì có thể đi bộ mỗi buổi sáng để các khớp được vận động vừa phải.

Người bệnh cũng nên chú ý tránh vận động nặng, mang vác hay tập luyện thể thao quá sức vì sẽ làm tình trạng đau nhức tồi tệ hơn.

3. Loại bỏ thực phẩm độc hại khỏi thực đơn

Không chỉ tập trung bổ sung nhiều thực phẩm có lợi, người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng cần kiêng những loại thực phẩm sau nếu không muốn bệnh tình ngày càng nghiêm trọng. 

Những thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều mỡ béo động vật, những đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hoặc chiên xào nhiều lần cần được loại bỏ ngay! Chúng là tác nhân gây ra tình trạng sưng viêm, nhức nhối đầy đau đớn tại các khớp viêm. Hơn nữa, chúng cũng sẽ khiến người bệnh tăng cân, tạo thêm áp lực cho các khớp trong mọi vận động. 

viem khop dang thap kieng an gi

Nhóm thực phẩm chứa axit oxalic như chuối tiêu, cà muối, cà tím, măng tươi, rau muống… cũng không hề tốt đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp. Hơn nữa, nhóm các thực phẩm này còn cản trở sự hấp thụ canxi, khiến cho người bệnh nhanh chóng bị loãng xương, các khớp xương trở nên yếu ớt và dễ bị viêm.

Người bệnh cũng đặc biệt lưu ý là không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá để tránh tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị. 

Viêm khớp dạng thấp sẽ không thể được loại bỏ một cách nhanh chóng nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và từng bước đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp đủ những thông tin và kiến thức hữu ích nhất tới người đọc!

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi