Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

van-dong

Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (hay còn gọi là thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp) là một bệnh tự miễn. Đây là một loại bệnh viêm khớp thường gặp, chỉ đứng thứ hai sau thoái hóa khớp.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các bao hoạt dịch quanh khớp bị tổn hại, viêm nhiễm. Chúng sẽ ăn sâu, phá hủy phần sụn khớp và các đầu khớp, dần dần tổn thương cả xương trong khớp. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào có trong cơ thể, từ các khớp nhỏ con như ngón chân, ngón tay đến các khớp lớn như đầu gối, cổ tay, cổ chân.

viem-khop-dang-thap

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức ở các khớp xương, cơn đau dai dẳng kèm theo sưng đỏ và tê cứng khớp. Bệnh gây đau ngay cả khi không vận động. Sự viêm nhiễm này sẽ ảnh hưởng đến cả những cơ bắp xung quanh khớp và không có cách nào để thuyên giảm cơn đau một cách nhanh chóng.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp đặc trưng ở tính đối xứng, có thể xảy ra cùng lúc ở nhiều khớp, thường là cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể.

Thông thường, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh thường gặp ở người trung niên. Tuy nhiên, nó đã không chỉ là căn bệnh tuổi già! Có thể do yếu tố di truyền, tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh lý mà viêm khớp dạng thấp đã ghé thăm cả những người trẻ tuổi, thậm chí là cả trẻ em. Đặc biệt, trong hai giới thì phụ nữ luôn có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Người mắc viêm đa khớp dạng thấp có những biểu hiện cụ thể như:

  • Cứng khớp trong một giờ hoặc kéo dài lâu hơn vào buổi sáng
  • Khớp sưng, đau âm ỉ, đau nhiều về đêm và gần sáng
  • Đau khớp có tính đối xứng, đau ở cả hai bàn tay hoặc cả hai bàn chân
  • Khả năng vận động bị hạn chế
  • Vùng da khớp bị viêm sẽ ấm và đỏ hơn so với vùng xung quanh
  • Khớp bị biến dạng, khó giữ thăng bằng
  • Suy nhược cơ thể, sụt cân
  • Không phải lúc nào đau khớp cũng là dấu hiệu đầu tiên, đôi khi xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau khớp nhẹ.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp

thoai hoa khop

Nguyên nhân chính của viêm khớp dạng thấp là do rối loạn miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào sụn, niêm mạc khớp khỏe mạnh, gây viêm. Lúc này màng hoạt dịch sẽ bị sưng phồng lên, gây chèn ép lên sụn khớp, thậm chí phá vỡ lớp sụn khớp, gây sưng và đau.

Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp còn có thể xảy ra do tuổi tác, di truyền và nhiễm trùng sau chấn thương.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chẩn đoán bệnh sớm để kiểm soát và ngăn ngừa các diễn tiến của bệnh. Người bệnh có các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp xuất hiện ít nhất 6 tuần, có ít nhất một khớp bị sưng đau không rõ nguyên nhân sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nhân tố dạng thấp, chụp MRI và chụp X-quang.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Để điều trị viêm khớp dạng thấp, có rất nhiều phương pháp an toàn và hữu hiệu. Điều quan trọng nhất là người bệnh điều kịp thời, trước khi bệnh tình chuyển biến quá xấu và quá khó can thiệp.

1. Bổ sung chất chống viêm, chống oxy hóa và Glucosamine

Các chất chống viêm và chống oxy hóa là những dưỡng chất an toàn và tốt nhất cho người bị viêm khớp dạng thấp. Bổ sung các chất chống viêm như Omega 3 có trong các loại cá béo, dầu cá giúp kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả. Đồng thời các chất chống oxy hóa mạnh như tinh dầu hạt nho, Vitamine E, CoQ10 giúp hỗ trợ cân bằng quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa các gốc tự do hoạt động.

omega 3

Glucosamine là một loại đường amin có khả năng phục hồi và tái tạo sụn khớp. Hàm lượng 1,500 – 2,000mg glucosamine là mức bổ sung an toàn giúp giảm đau cho người viêm khớp dạng thấp. Đồng thời glucosamine giúp tổng hợp, tái tạo sụn, giảm sự phá hủy sụn. Theo các nghiên cứu cho thấy bổ sung Glucosamine Sulfate sẽ cho hiệu quả tốt hơn so với Glucosamine Hydrochloride.

Xem thêm: Top 8 thuốc bổ khớp tốt nhất của Úc

2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì là câu hỏi rất được quan tâm. Không chỉ riêng với bệnh viêm khớp dạng thấp mà người mắc các vấn đề về xương khớp cũng nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng với xương. Một số thực phẩm tốt nhất cho người viêm khớp dạng thấp là các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu), các loại rau củ xanh đậm (bông cải xanh, đậu bắp, mồng tơi, rau nhiếp, cải xoăn…). Cũng nên kết hợp thêm sữa và ngũ cốc vì đây là nguồn cung cấp canxi dồi dào.

Một số thực phẩm được coi là đại kỵ với người viêm khớp như măng, rau muống, cà tím, cà pháo, nội tạng động vật… vừa làm tình trạng đau nhức thêm vừa làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Người bệnh cũng nên hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga, rượu bia, thuốc lá để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Xem thêm: Thoái hóa khớp nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

3. Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp điều trị không mấy tích cực với cơ thể vì có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên đây sẽ là giải pháp cần thiết nếu được bác sĩ chỉ định. Có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, một số thuốc giúp giảm đau và viêm, số khác giúp giảm sự bùng phát và hạn chế tổn thương ở khớp.

  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): Có khả năng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ như bầm tím, loét dạ dày, tăng huyết áp và tổn thương gan, thận.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Làm chậm tốc độ phát triển của bệnh, đồng thời ngăn ngừa những thương tổn xảy ra. Tuy vậy, đôi khi thuốc có thể gây tổn thương gan, ức chế hoạt động của tủy xương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Giúp ngăn cản bạch cầu tiếp tục tấn công các mô khớp, từ đó kiểm soát tốt bệnh trạng. Tuy nhiên thuốc cũng làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch nên người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, rối loạn máu hoặc thậm chí là suy tim sung huyết.

4. Bài tập vận động hỗ trợ

Tập vật lý trị liệu và các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp đem lại sự linh hoạt cho các khớp xương. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên lựa chọn các bài tập như đi bộ, thiền, bơi lội, yoga,… để cải thiện tình trạng một cách từ từ. Áp dụng bài tập hỗ trợ sẽ giúp người bệnh lấy lại được sự khoan khoái, nhẹ dịu. Cơn đau và mỏi mệt sẽ tan biến nếu như người bệnh kiên trì.

Xem thêm: Các bài tập yoga hiệu quả cho người đau khớp

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để nhất, tuy nhiên cũng chỉ nên tiến hành ở những người bệnh đã quá nghiêm trọng. Phẫu thuật sẽ giúp sửa chữa và thay mới các khớp viêm đã bị hỏng, khôi phục khả năng sử dụng khớp. Một số loại phẫu thuật viêm khớp dạng thấp như phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật sửa gân, phẫu thuật chỉnh trục.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngày càng có nhiều người chủ quan, lơ là với các triệu chứng bệnh mặc dù đây là căn bệnh phổ biến. Để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, không có cách nào khác ngoài thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ dấu hiệu đau nhức xương khớp không rõ nguyên do, tuyệt đối không nên chủ quan, nên thăm khám bác sĩ để kịp thời ngăn chặn diễn tiến xấu của bệnh. Ngoài ra, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sụn khớp và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được các nguy cơ gây ra viêm khớp dạng thấp.

Vậy là bài viết trên đây đã giúp bạn bạn rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình để không trở thành đối tượng của căn bệnh này. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi