Bệnh thoái hóa khớp gối là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp chẩn đoán, điều trị hiện nay ra sao? Tất cả sẽ có trong thông tin bài viết này.
Tổng quan về căn bệnh thoái hóa khớp gối
Khớp gối là bộ phận quan trọng giúp nâng đỡ và chuyển động cơ thể. Khớp gối có cấu trúc khớp lớn nhất cơ thể, nhiều bộ phận cấu thành nên rất dễ gặp tổn thương. Khớp gối được cấu tạo bởi các thành phần chính: các xương lớn, lớp sụn bao bọc các đầu xương, dây chằng, gân, cơ.

Hai mảnh sụn hình nêm gọi là sụn khớp đóng vai trò là lớp đệm giảm lực giữa xương đùi và xương ống chân. Chúng rất chắc và có khả năng đàn hồi để giúp đệm khớp và giữ ổn định.
Khớp gối được bao quanh bởi một lớp lót mỏng gọi là màng hoạt dịch. Màng này tiết ra một chất lỏng bôi trơn sụn và giảm ma sát.
Tình trạng thoái hóa khớp gối ở giai đoạn đầu chỉ đơn thuần là những tổn thương nhỏ trên bề mặt sụn khớp có thể không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của khớp. Tuy vậy theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, mất độ đi đàn hồi vốn có. Bề mặt các đầu xương không còn được bảo vệ mà dần bị trơ ra dẫn đến xương dễ va vào nhau khi cử động gây đau nhức, cứng khớp, thậm chí là biến dạng khớp và mất khả năng vận động.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Đa số các trường hợp bị thoái hóa khớp gối thường ở những người cao tuổi. Tuy nhiên càng về những năm gần đây căn bệnh này ngày càng trở nên trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân đó là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối và lười vận động dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối do nhiều yếu tố tác động như:
- Tuổi tác: Ở cơ thể người trẻ tuổi chức năng tự sản sinh và hấp thu Collagen type 2, glucosamine, canxi còn bình ổn, nhưng khi tuổi càng cao, quá trình tự tổng hợp và tái tạo sụn khớp bị suy giảm rất nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất bảo vệ sụn khớp, khiến sụn dễ bị tổn thương và bào mòn.
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, va chạm, chơi thể thao, lao động nặng… có thể khiến đứt dãn dây chằng, vỡ xương bánh chè… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp. Những tổn thương này nếu không sớm được điều trị đúng cách có thể để lại di chứng nghiêm trọng.

- Lười vận động: Việc lười vận động hoặc thường xuyên ngồi lâu một chỗ dẫn đến các khớp xương kém linh hoạt, dây chằng bị chùng và kém đi. Điều này lý giải cho việc tại sao ta thường bị đau cơ khi mới bắt đầu tập luyện thể dục. Lười vận động có ảnh hưởng đến 30% tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
- Chế độ dinh dưỡng: Ngày nay nhiều người có thói quen ăn uống kém khoa học, không để ý đến chất lượng bữa ăn. Thiếu dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng để sự phát triển của toàn cơ thể mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch của bao hoạt dịch khớp.
- Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới đến 30%. Do quá trình sinh nở, cấu trúc dây chằng trước của phụ nữ cũng yếu hơn so với nam giới. Kèm theo là thói quen thường xuyên đi giày cao gót ở một số chị em cũng là yếu tố giúp thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh hơn.
- Bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân cơ giới, một số căn bệnh cũng có tác động không nhỏ đến khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối như: tiểu đường, gout, béo phì, rối loạn chuyển hóa…
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối được chia thành 5 giai đoạn, tương ứng với mức độ bệnh tăng dần theo cấp độ bệnh.
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này bạn đôi khi chỉ cảm thấy đau khớp gối khi phải vận động khớp gối nhiều như leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống. Cơn đau âm ỉ, và tăng hơn khi vận động; giảm nhẹ khi được nghỉ ngơi, thư giãn.
Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bạn cần mất từ 10 – 20 phút xoa bóp, cử động nhẹ nhàng để khớp có thể vận động lại bình thường.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi. Các động tác như co, duỗi, gập khớp gối không còn vận động linh hoạt, đau nhức âm ỉ, kéo dài khiến bạn mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn… Thậm chí là sụt cân một cách chóng mặt.
Giai đoạn 4: Đến giai đoạn này các xương lớn ở vùng khớp gối đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này đã xuất hiện tình trạng biến dạng khớp, đau nhức, cứng khớp không thể cử động khớp gối.
Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp gối. Các khớp xương gần như bị mất đi hoàn toàn lớp sụn bọc, chèn ép lên bao hoạt dịch dẫn đến tràn dịch. Cần chọc hút dịch hoặc phẫu thuật khớp gối.
Biện pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán lâm sàng

Bằng việc áp dụng những tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học của Mỹ. Các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán thoái hóa khớp gối thông qua những triệu chứng lâm sàng như:
- Trên 30 tuổi.
- Cứng khớp dưới 30 phút.
- Biến dạng khớp do sự xuất hiện của các gai xương.
- Đau nhức khi co, duỗi, gập khớp gối.
Chẩn đoán bằng hình ảnh
Chụp X-quang khớp gối: Có thể đưa ra kết luận chính xác đến 99%. Qua hình ảnh bác sĩ có thể xác định được rõ giai đoạn viêm khớp gối của bạn đang ở cấp độ nào để đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất.
- Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ xuất hiện rất ít.
- Giai đoạn 2: Mọc gai xương nhỏ với tỉ lệ nhiều.
- Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp do các gai xương xuất hiện dày đặc hơn.
- Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo xơ xương dưới sụn.
- Với tình trạng thoái hóa khớp ở giai đoạn 5 cần xác định bằng hình ảnh siêu âm để đánh giá tình trạng hẹp khe, gai xương, tràn dịch khớp gối.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này có thể quan sát hình ảnh khớp gối bằng hình ảnh không gian ba chiều.
Nội soi khớp: Là phương pháp tối ưu nhất có thể nhìn trực tiếp bên trong khớp gối. Có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào để phân biệt rõ ràng với các bệnh lý khác.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Hiện nay, đa số các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối đều nhắm đến điều trị triệu chứng, giảm đau đầu gối, phục hồi chức năng vận động khớp gối. Ngoài ra, hiện nay chưa có biện pháp điều trị triệt để căn bệnh này. Tuy nhiên, để giảm thiểu các tác động của bệnh và giảm đau, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như:
1. Bổ sung Glucosamine và Chondroitin
Bổ sung các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng và bảo vệ khớp như Glucosamine Sulfate và Chondroitin Sulfate là cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Glucosamine là loại đường amin tự nhiên mà cơ thể có thể tự sản xuất, tuy nhiên khi tuổi càng cao thì hàm lượng tự sản xuất càng ít đi. Bổ sung glucosamine, đặc biệt là Glucosamine Sulfate được chứng minh an toàn và hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức khớp và ngăn ngừa sự phá hủy sụn khớp.
Xem thêm: Top 8 viên uống Glucosamine của Úc hiệu quả nhất
Chondroitin Sulfate được tin dùng cho người thoái hóa khớp gối nhờ khả năng hút nước vào sụn, giúp cho sụn mềm dẻo, tránh tình trạng khô cứng và dễ vỡ. Chondrotin Sulfate thường được chiết xuất từ sụn cá mập hoặc từ bò. Các sản phẩm có chứa Chondroitin Sulfate được tin dùng như sụn cá mập Úc, sụn cá mập của Mỹ.
Nhiều sản phẩm bổ sung glucosamine cũng được kết hợp thêm Chondroitin Sulfate giúp tiện lợi hơn cho người dùng. Tuy nhiên, khi lựa chọn các sản phẩm glucosamine nên chú ý chọn dạng Glucosamine Sulfate có hàm lượng 1,500 – 2,000mg sẽ mang lại hàm lượng tốt hơn.
Xem thêm: Sụn cá mập Úc loại nào tốt? Giá bao nhiêu?
2. Vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa khớp gối
Các bài tập vật lý trị liệu được áp dụng hỗ trợ điều trị nhằm mục đích tăng cường khả năng vận động khớp, tránh tình trạng khô khớp, cứng khớp, dính khớp. Các phương pháp như vận động nhẹ nhàng tại giường tạo áp lực lên khớp gối, chườm nóng, hồng ngoại, siêu âm, ngâm nước nóng, massage… đều mang lại hiệu quả tích cực trong phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối.

Tuy nhiên, không nên tập luyện quá vội vàng với cường độ cao mà nên điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp với tình trạng tổn thương của khớp. Tốt nhất là có sự tư vấn từ các chuyên gia trong các bài tập để mang lại hiệu quả và an toàn cho sức khỏe xương khớp trong thời gian điều trị.
3. Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Sử dụng thuốc là giải pháp bất đắc dĩ và không tốt cho cơ thể vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Các loại thuốc chữa trị thoái hóa khớp gối thậm chí gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, bài tiết. Một số loại thuốc thường được sử dụng điều trị thoái hóa khớp gối như:
- Thuốc giảm đau như Paracetamol.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Corticosteroid, thuốc kháng viêm bôi ngoài da như gel Voltaren Emulgel có tác dụng giảm đau nhanh tại chỗ và ít tác dụng phụ.
- Tiêm nội khớp: Hydrocortison Acetat, Axit hyaluronic, Methylprednisolone, Betamethasone dipropionate.
Tuy nhiên, để giảm các triệu chứng đau nhức, giúp việc di chuyển trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn, người bị thoái hóa khớp gối nên sử dụng thuốc chuyên trị các vấn đề thoái hóa khớp. Vậy loại thuốc nào được khuyên dùng chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối?
Xem thêm: Cách chữa đau khớp gối tại nhà
4. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Phương pháp cấy tế bào gốc là sử dụng tế bào gốc bằng mỡ tách từ bệnh nhân, sau đó trộn chung với huyết tương đã làm cô đặc làm giàu tiểu cầu sau đó bơm vào khớp gối.
Cơ chế hoạt động của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là sụn tế bào sẽ bám được vào mặt sụn và tái tạo tế bào sụn mới. Tuy nhiên, cho đến nay phương pháp này vẫn chưa mang lại được nhiều hiệu quả như dự định.
5. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Đông y không xa lạ đối với nhiều người Việt Nam. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y tốn nhiều thời gian và công sức nên nhiều người cũng hoài nghi về phương pháp này.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, đau khớp gối là do khí huyết không được lưu thông dẫn đến bị tắc, không cung cấp dinh dưỡng đến khớp đầu gối khiến cho đầu gối bị thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, các yếu tố như phong – thấp – hàn xâm nhập vào bên trong cơ thể nên gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.
Vì thế, dựa trên nguyên tắc điều trị của thuốc Đông y là sẽ tập trung giải quyết tình trạng máu không lưu thông, tiêu trừ phong hàn ra khỏi cơ thể. Đồng thời nhờ vào bài thuốc Đông y sẽ bổ sung dinh dưỡng để nuôi sụn khớp và phục hồi khớp sụn bị tổn thương.
6. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Ở một người khỏe mạnh, khớp gối sẽ chứa khoảng 2ml dịch khớp với chức năng bôi trơn và đàn hồi cho đầu khớp. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, dịch khớp sẽ bị sụt giảm chất lượng. Bao gồm cả độ nhớt và chức năng bảo vệ sụn khớp của dịch khớp đều giảm đến 75%. Chính vì thế, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đau đớn, cứng khớp, khó đi lại, khó di chuyển.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối sẽ giúp bổ sung nồng độ và trọng lượng Axit Hyaluronic nội sinh, giúp phân tử này phát triển mạnh mẽ. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối như đau nhức, cứng khớp, khó dịch chuyển,… sẽ được đẩy lùi. Bên cạnh đó, chức năng của khớp gối cũng sẽ được phục hồi và cải thiện. Hiệu quả khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn sẽ kéo dài trong vòng vài tháng.
7. Điều trị dưới nội soi khớp gối
Hiện nay, điều trị nội soi khớp gối là phương pháp khá hiện đại trong điều trị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn sớm. Và được chỉ định điều trị khi các biện pháp nội khoa như vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, kháng viêm, dưỡng sụn không đạt hiệu quả như mong muốn. Cũng tùy vào tình trạng mức độ tổn thương của sụn khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm các biện pháp thủ thuật sau:
- Cắt lọc, bào, rửa khớp
- Khoan kích thích tái tạo xương
- Cấy ghép tế bào sụn mới
8. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Đây là biện pháp cuối cùng và thường được chỉ định với các trường hợp thoái hóa khớp nặng. Tùy vào tình trạng thoái hóa khớp gối của bệnh nhân mà được chỉ định thay một phần hay toàn phần khớp.
Thường ở cấp độ từ 4 – 5 sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này. Khi đã thực hiện các biện pháp nội khoa, thuốc giảm đau, dưỡng sụn nhưng không đem lại kết quả. Phương pháp này giúp bệnh nhân cải thiện được triệu chứng đau nhức và khả năng vận động tốt nhất tránh nguy cơ bị tàn phế.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối người bệnh cần lưu ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho cơ thể. Có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm, giảm đau, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể mà bạn không nên bỏ qua.
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị thoái hóa khớp gối nên ăn mỗi ngày bao gồm:
Cá: Các loại cá biển, cá nước ngọt có chứa nhiều Omega 3 có khả năng chống viêm rất có ích cho người thoái hóa khớp gối. Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi… bạn nên bổ sung chúng vào danh sách thực phẩm hằng ngày.
Sữa: Trong sữa chứa một lượng lớn canxi, Vitamin D, magie… rất cần cho xương phát triển. Bạn có thể lựa chọn những loại sữa ít đường hoặc đã tách béo để kiểm soát cân nặng của mình. Mỗi ngày hai ly sữa là lựa chọn hoàn hảo cho người bị thoái hóa khớp gối.
Rau củ có màu đậm: Bông cải xanh, cải rổ, cải kale, mồng tơi, đậu bắp, rau dền… là những loại rau củ chứa rất nhiều chất xơ, Vitamin D, chất chống oxy hóa giúp tái tạo sụn khớp, hỗ trợ hệ miễn dịch đường ruột.

Hải sản: Bổ sung glucosamine từ hải sản và Chondroitin Sulfate trong sụn cá mập cũng là nguồn dưỡng chất quan trọng mà bệnh nhân thoái hóa khớp gối không thể bỏ qua.
Dầu Oliu: Đối với người bị thoái hóa khớp gối thì việc sử dụng dầu Oliu là một lựa chọn hoàn hảo. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dầu Oliu liên tục trong 6 tuần có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy của các enzym xấu đến sụn khớp, giảm sưng, giảm viêm. Bạn có thể thay thế các loại dầu ăn thông thường bằng dầu oliu trong chế biến thực phẩm hằng ngày cho người thoái hóa khớp gối.
Gừng: Gừng tươi là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Gừng có vị cay, tính nóng giúp làm chậm quá trình phá hủy của sụn khớp. Chiếm khoảng 60% người bị thoái hóa khớp gối thường xuyên sử dụng gừng các triệu chứng như sưng, viêm, đau nhức được cải thiện rõ rệt. Bạn có thể dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu trắng đắp lên vùng khớp gối bị đau nhức, phương pháp này có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức khó khăn trong vận động, di chuyển. Đau nhức khiến cho những bệnh nhân rất lười vận động dẫn đến khớp gối ngày càng kém linh hoạt, dây chằng, gân bị co cứng, máu không được lưu thông. Điều này khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Vậy thì thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Người thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không? Câu trả lời là có, các chuyên gia khuyến cáo người bị thoái hóa khớp nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày nhưng cần chú ý những điều sau:
- Chú ý vận động nhẹ nhàng.
- Thời gian đi bộ không quá 15 – 20 phút.
- Khoảng cách giữa các bước chân cần vừa phải không nên bước quá dài tạo áp lực cho khớp gối.
- Nếu cảm thấy khớp gối đau nhức sau mỗi buổi tập cần giảm thời gian tập.
- Trước khi đi bộ cần làm nóng khớp bằng những động tác xoa bóp nhẹ nhàng.
- Người thừa cân, béo phì thì tuyệt đối không nên đi bộ.
Ngoài ra, tập yoga hay thái cực quyền khá tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Xem thêm các hướng dẫn bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối.