Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

thoai hoa cot song that lung (2)

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hoá cột sống thắt lưng (có tên tiếng anh là Spondylosis) được biết đến là loại bệnh lý thuộc thể mạn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa hoặc các trường hợp xương phát triển trên các đốt sống thắt lưng. Người mắc phải bệnh này sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, các cơn đau xảy ra thường xuyên và bị hạn chế vận động do các dây thần kinh và chức năng của cột sống bị ảnh hưởng.

Đau cột sống thắt lưng có thể diễn ra ở các khu vực khác nhau của cột sống. Cụ thể:

  • Xuất hiện gai cột sống ngực khiến phần giữa cột sống bị ảnh hưởng.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng khiến phần lưng dưới đau, thoái hóa dần bị ảnh hưởng tới chức năng vận động.
  • Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra bất thường khiến ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống.
thoai hoa cot song that lung

Các đối tượng có nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng thường là:

  • Đối tượng trong gia đình đã từng có người thân mắc thoái hoá cột sống
  • Người thừa cân, béo phì, người ít vận động hoặc không thường xuyên tập thể dục
  • Bệnh nhân mắc chấn thương cột sống hoặc vừa trải qua phẫu thuật cột sống
  • Thường xuyên phải lao động nặng
  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp vẩy nến

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên chứng bệnh đau cột sống thắt lưng. Dưới đây là những tổng hợp đầy đủ nhất từ các bác sĩ chuyên khoa:

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

Theo thời gian, xương cột sống cũng dần trở nên yếu ớt và dễ bị tổn thương. Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết khiến đốt sống lưng không còn được linh hoạt. Khi các mỏm xương cọ vào nhau khiến dây thần kinh bị chèn ép. Điều này vô cùng tạo nên áp lực cho cột sống, khiến các cơn đau nhức thường xuyên diễn ra khi cột sống đã bị thoái hóa.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một chế độ dinh dưỡng không tốt khi thiếu đi các chất như canxi, Omega 3, glucosamine, chondroitin và các khoáng chất thiết yếu sẽ khiến hệ xương khớp đặc biệt là cột sống yếu đi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, khi sử dụng quá nhiều dầu mỡ, ăn quá mặt cũng có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cột sống.

thoai hoa cot song that lung

Thói quen sinh hoạt, tính chất công việc đặc thù

Những người thường làm việc với cường độ cao, khuân vác vật nặng, cúi gập liên tục, thường xuyên rất dễ mắc chứng thoái hóa cột sống. Ngoài ra, những người thường làm việc quá lâu với máy tính, ngồi sai tư thế hay đi giày cao gót quá nhiều cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng bệnh này.

Sử dụng các chất kích thích

Sử dụng bia, rượu, hút thuốc cũng là tác nhân có thể gây nên bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Di truyền

Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thì con cái cũng có nguy cơ mắc cao hơn. Một số bệnh như viêm xương khớp, vỡ sụn xương cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống đặc biệt là các đốt sống thắt lưng càng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ giúp bệnh nhân sớm có được chẩn đoán và điều trị bệnh tích cực.

Trên thực tế, các dấu hiệu đau thắt lưng tương đối rõ ràng. Dấu hiệu ban đầu là các đường cong sinh lý bắt đầu thay đổi, chưa có triệu chứng đau nhức. Sau đó các dấu hiệu đau nhức dần xuất hiện và tư thế của cơ thể có sự thay đổi rõ rệt hơn. Lúc này biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy nhất đó chính là chiều cao của cơ thể giảm rõ rệt.

loang-xuong

Ở giai đoạn nặng hơn, các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều và mức độ đau đớn hơn, cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, không muốn vận động. Khi bệnh trở nặng, có thể xảy ra các hiện tượng teo cơ, cột sống bị biến dạng hay viêm cột sống dính khớp.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Để chẩn đoán thoái hóa cột sống và phân biệt với các bệnh cột sống khác như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định để bệnh nhân thực hiện một vài các xét nghiệm quan trọng bao gồm: X-quang hoặc chụp cộng hưởng MRI.

Trong đó, hình thức chụp MRI tốn kém hơn nhưng cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Từ hình ảnh của phương pháp chủng MRI sẽ thấy rõ sự ảnh hưởng của sự thoái hóa đến các dây thần kinh.

Ngoài ra ở một vài trường hợp bệnh nhân cũng có thể được chỉ định xét nghiệm máu toàn phần trong trường hợp bệnh lý đã ở giai đoạn muộn, có biến chứng viêm.

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh lý thoái hóa cột sống có thể thực hiện điều trị và cải thiện tại nhà trong những trường hợp người bệnh mới mắc hoặc ở giai đoạn sớm. Lúc này bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp sau:

  • Sử dụng các sản phẩm thuốc bổ khớp glucosamine, chondroitin để hỗ trợ giảm đau, tái tạo sụn khớp.
  • Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, chủ yếu là thuốc chống viêm không steroid – NSAID.
thoai hoa cot song that lung (1)
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên đi bộ, tập yoga, thái cực quyền để tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ trợ cột sống.
  • Cải thiện và điều chỉnh dần tư thế ngồi, đứng.
  • Tập vật lý trị liệu.
  • Phẫu thuật thay khớp.

Xem thêm: Top 10 viên uống glucosamine của Mỹ tốt nhất

Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Để tránh gặp phải những cơn đau dai dẳng thậm chí là biến chứng của bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng, bạn cần thực hiện những phương pháp sau:

  • Khi phát hiện bệnh cần tuyệt đối tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ bao gồm trị liệu tại bệnh viện và các hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
  • Có ý thức điều chỉnh, hạn chế và loại bỏ các thói quen xấu.
  • Tích cực luyện tập thể dục đều đặn.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, duy trì mức cân nặng khuyến nghị.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn khi xuất hiện các cơn đau.

Bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng là chứng bệnh thường gặp, dễ để lại biến chứng. Do đó, mọi người cần có hiểu biết đúng đắn và chính xác về bệnh tình. Ngay khi biết bệnh cần áp dụng phác đồ điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi