Chữa viêm khớp gối bằng thuốc nam
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y có hiệu quả không? Hiện nay có nhiều cách để chữa bệnh này, song phương pháp Đông y vẫn được nhiều người lựa chọn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Sử dụng thảo dược tự nhiên để tạo thành vị thuốc Đông y giúp giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu do thoái hóa khớp gối gây ra. Người bệnh ngoài việc uống thuốc cần kết hợp với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để tăng hiệu quả.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh thoái hóa khớp được hình thành do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào khiến cơ thể bị suy yếu, khí huyết sưng đau tại khớp sụn. Do vậy để khắc phục triệu chứng này cần áp dụng bài thuốc Đông y để bổ huyết.
1. Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh thang
Thành phần:
- Độc hoạt 8 – 12g
- Phòng phong 8 – 12g
- Bạch thược 12 – 16g
- Đỗ trọng 12 – 16g
- Phục linh 12 – 16g
- Tang ký sinh 12 – 24g
- Tế tân 4 – 8g
- Xuyên khung 6 – 12g
- Ngưu tất 12 – 16g
- Chích thảo 4g
- Tần giao 8 – 12g
- Đương qui 12 – 16g
- Địa hoàng 16 – 24g
- Đảng sâm 12 – 16g
- Quế tăm 4g
Sắc thuốc:
Cho thang thuốc trên sắc với 3 chén nước đến khi cô đặc còn 1 chắc. Bạn có thể sắc bằng ấm điện hoặc ấm củi. Chia ra uống ngày 2 lần sáng và tối sau bữa ăn để có tác dụng.
2. Bài thuốc hàn thấp thang
Thành phần:
- Thổ phục linh 20g
- Trinh nữ 20g
- Thiên niên kiện 20g
- Lá lốt khô 10g
- Ngưu tất 10g
- Trần bì 10g
- Cam thảo nam 10g
- Bán hạ chê 5g
- Quế thông 5g
Sắc thuốc:
Đem thang thuốc cho vào nồi sắc với 3 chén nước đến khi còn phân nửa, chắt ra để nguội chia ra uống 2 lần ngày.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa đau khớp gối khi bệnh mới phát, ở mức độ nhẹ, người bệnh cần kiên trì sử dụng thì mới cải thiện tình trạng bệnh.
Chữa thoái hóa khớp không dùng thuốc
Ngoài việc dùng bài thuốc Đông y, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp chữa trị không cần dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,…
Xoa bóp
Phương pháp xoa bóp khá đơn giản, người bệnh thực hiện tại nhà: Đầu tiên, bạn hãy ngồi xuống ghế và duỗi thẳng lưng. Dùng hai tay xoa bóp nhẹ nhàng tại đầu gối bị đau. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp, massage liên tục đến khi đầu gối nóng, thực hiện khoảng 15 phút mỗi ngày để giảm triệu chứng đau do thoái hóa khớp gây ra.
Bấm huyệt
– Đối với thoái hóa khớp cấp tính:
- Người bệnh nằm xuống giường, gập đầu gối.
- Dùng ngón tay ấn vào phần bên dưới xương bánh chè (phần lõm).
- Tiếp tục dùng tay day mạnh ở vị trí này khoảng 5 giây.
- Ấn vào 2 đầu gối 10 lần.
- Thực hiện ngày 3 lần sẽ giảm đau nhanh chóng.

– Đối với thoái hóa khớp gối mãn tính:
- Người bệnh ngồi xuống co gối cao lên, bấm vào huyệt huyết hải nằm ở đầu của xương bánh chè khoảng 5cm có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, máu được vận chuyển đến khớp gối.
- Tiếp tục bấm vào 2 điểm ở hai bên bánh chè.
- Đè lên phần dây chằng: Dùng 2 ngón tay đè chéo lên dây chằng nằm ở khớp xương dưới bánh chè. Đẩy từ dưới lên trên, lặp lại động tác này 10 lần.
Châm cứu
Các huyệt xác định để châm cứu: huyệt độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền. Thầy thuốc sẽ dùng kim châm chuyên dụng để thực hiện châm cứu trên từng huyệt.
Vật lý trị liệu
Dùng phương pháp vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, dùng xung điện, các bài tập vật lý trị liệu,… để chữa thoái hóa khớp gối không chỉ cải thiện cơn đau mà còn giúp khớp gối nhanh chóng được phục hồi, tăng sự dẻo dai, đàn hồi.
Chữa thoái hóa khớp bằng các phương pháp Đông y thường có công dụng chậm hơn thuốc tây. Nó chỉ hỗ trợ giảm đau chứ không điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng người bệnh nên điều trị bằng thuốc tây sẽ tốt hơn.
Đau khớp gối uống thuốc gì?
Việc dùng thuốc tây y sẽ tiện lợi, không tốn thời gian sắc như thuốc Đông y, tác dụng lại nhanh hơn, giúp điều trị thoái hóa khớp gối được dứt điểm.
1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc Paracetamol là loại thuốc quen thuốc dùng để điều trị các triệu chứng: sốt, đau nhức,… Thuốc được bào chế dưới dạng: viên nén, viên sủi, dung dịch truyền.

Thuốc dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp, nhờ làm ức chế cyclooxygenase khiến hệ thần kinh giảm khả năng tổng hợp chất prostaglandin (chất gây viêm). Các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định kết hợp thuốc Paracetamol với nhóm thuốc NSAID hoặc các loại thuốc bổ khớp khác. Với những người bị thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ thì việc sử dụng thuốc này sẽ có hiệu quả giảm đau nhanh, ít tác dụng phụ và chi phí thấp. Tuy nhiên người bệnh cần uống đủ liều lượng, tránh lạm dụng sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
2. Thuốc có chứa corticoid chống viêm
Thuốc có chứa Corticoid được chỉ định dùng trong trường hợp bị viêm khớp cấp tính và mãn tính.
Cơ chế hoạt động của Corticoid tương tự hormone cortisol ở tuyến thượng thận. Hoạt chất Corticoid có khả năng ngăn chặn phản ứng oxi hóa và tăng miễn dịch tại vị trí xương khớp đang bị tổn thương. Từ đó, giúp khớp gối giảm sưng, kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Để tránh gây ra tác dụng phụ, người bệnh cần tuân theo đơn thuốc của bác sĩ.
3. Thuốc chống thoái hóa khớp
Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối như Glucosamine, Chondroitin, Collagen type 2,… được nhiều người dùng hiệu quả. Những hoạt chất này có công dụng kích thích các tế bào ở sụn khớp phát triển, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và gây ức chế enzyme phospholipase A2 phá hại khớp, ngăn chặn bệnh tái phát. Thuốc chống chỉ định dùng trong trường hợp: phụ nữ mang thai, người dị ứng với các thành phần của thuốc.
Người bị thoái hóa khớp nên uống thuốc gì hiệu quả? Tham khảo thuốc chữa thoái hóa khớp đang được tin dùng nhất hiện nay tại đây.
4. Thuốc gây nghiện Opioids
Các loại thuốc thuộc nhóm Opioids gồm có codein, morphin, hydrocodone, fentanyl, tramadol,… Đây là thuốc giảm đau được dùng để điều trị các bệnh xương khớp mãn tính, chấn thương mạnh , bị bỏng nặng, ung thư. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên người bệnh chỉ sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn. Nếu dùng lâu dài sẽ gây ra tình trạng dung nạp thuốc dẫn đến nghiện opioid làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Thuốc giãn cơ vân
Các loại thuốc giãn cơ vân thường dùng là Lorazepam, Alprazolam, Dantrolene, Clonazepam,… Thuốc có tác dụng chống co cứng và co thắt cơ, điều trị các bệnh thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoặc tiêm, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ sử dụng khác nhau.
6. Thuốc chống viêm không steroid
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống viêm không steroid: Indomethacin, Diclofenac, Celecoxib,… khi cơ thể không đáp ứng thuốc giảm đau Paracetamol.

NSAIDs là nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thấp khớp thấp, thoái hóa khớp, bệnh gút,… Người bệnh dùng mỗi ngày 2 viên, tránh lạm dụng.
Khi sử dụng các loại thuốc tây, người bệnh cần lưu ý:
- Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Uống đúng liều lượng, không tự ý tăng hoặc giảm liều sẽ làm giảm tác dụng và gây ra tác dụng phụ.
- Không phối hợp thuốc trị viêm khớp gối với các loại thuốc khác. Nếu trường hợp cơ thể không đáp ứng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ.
- Hạn chế dùng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) trong thời gian điều trị sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Một số loại thuốc tây không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
- Cần nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, tránh vận động mạnh.
- Ngoài các phương pháp trên, người bệnh còn có thể chữa đau khớp gối bằng thuốc nam.
Chữa thoái hóa khớp bằng Đông y chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, người bệnh cần sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ.