Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

Lupus-ban-đỏ

Việc tìm hiểu những thông tin y khoa sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết và chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt. Một trong số đó, bệnh Lupus ban đỏ được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ dù căn bệnh này rất quen thuộc nhưng không có nhiều người hiểu biết đầy đủ, chính xác về Lupus. 

Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Để hiểu chính xác về bệnh lupus ban đỏ là gì cách thức tìm hiểu về định nghĩa, khái niệm của căn bệnh sẽ giúp bạn hiểu hơn.

Theo đó, bệnh Lupus ban đỏ là thuật ngữ chỉ căn bệnh tự miễn mãn tính. Đến nay, người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải Lupus. 

Nhiều công trình nghiên cứu đã nhận định rằng, Lupus có thể do những sai lệch về đáp ứng miễn dịch.  Bệnh lý này gây tổn thương rất nhiều đến các bộ phận trong cơ thể. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, Lupus ban đỏ còn khiến bệnh nhân tử vong.

Lupus ban đỏ chia thành 2 thể chính là: lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Hiện nay chưa hề có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lupus. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách ngay từ đầu, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh lý.

Một thống kê rất đáng chủ ý là có đến 90% người bệnh là nữ giới. Trong đó, đối tượng thường mắc nhất là từ 15 đến 50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ khá cao là 50/100.000. 

Với những ai có thắc mắc rằng lupus ban đỏ có lây không thì câu trả lời là hoàn toàn không. Bệnh lý này hoàn toàn không lây qua di chuyền hay tiếp xúc.

Biểu hiện của Lupus ban đỏ như thế nào?

Bệnh lý bệnh Lupus ban đỏ là bệnh tương đối nghiêm trọng. Do đó, những hiểu biết về biểu hiện của bệnh rất quan trọng. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp bệnh nhân tiếp nhận điều trị hiệu quả hơn. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, biểu hiện của bệnh lupus có thể xuất hiện tại nhiều cơ quan của cơ thể. Các triệu chứng này có thể đột ngột xuất hiện hoặc từ từ qua thời gian khiến bệnh nhân khó xác định. 

Một vài những biểu hiện của bệnh lupus có thể kể đến bao gồm:

  • Da: những biểu hiện qua da là triệu chứng dễ để nhận biết nhất. Có đến 75% bệnh nhân mắc Lupus đều có xuất hiện các nốt ban đỏ nổi bất thường trên da. Đặc biệt, các ban này thường có hình cánh bướm ở mặt rất đặc trưng. 
  • Các tổn thương trên da rất  nhạy cảm với ánh nắng. Khi để bệnh lý diễn biến lâu dài, các tổn thương này có thể bị teo đi ở phần giữa và được gọi là hiện tượng hồng ban dạng đĩa. 
  • Ngoài ra, một vài bệnh nhân khi mắc lupus các tổn thương trên da cũng có dạng bọng nước, gây ra cảm giác khô rát bề mặt da. Khi các nốt ban nổi trong niêm mạc vùng miệng, hầu có thể gây lở loét.
  • Tim: khi mắc lupus bệnh nhân có biểu hiện đau ngực hoặc đột ngột khó thở như các trường hợp viêm cơ tim. Khi lupus nặng có thể gây suy tim.
  • Phổi: triệu chứng của phổi có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp.
  • Khớp: viêm khớp ở bệnh Lupus ban đỏ có thể khiến bệnh nhân khó vận động và đi lại do cảm giác tê bì, đau nhức.
  • Máu: bệnh nhân lupus có thể thiếu máu từ mức độ nhẹ đến nặng. Các biểu hiện như da xanh xao, môi tái nhợt,…là biểu hiện thường thấy.
  • Thận: bệnh nhân khi mắc lupus ban đỏ thường gặp viêm thận tự miễn. Người bệnh có biểu hiện tiểu rát, tiểu đọc, phù toàn thân. Các xét nghiệm nước tiểu cho thấy bất thường và thường phải tiến hành xét nghiệm sinh thiết thận.
  • Tâm thần kinh: các bệnh nhân mắc lupus thường có biểu hiện rối loạn phương hướng, mất trí nhớ. Đặc biệt khi dùng corticoid liều cao và kéo dài có thể gây nên các cơn đau dữ dội.
  • Ngoài ra, một vài biểu hiện khác không đặc trưng như: mệt mỏi, sút cân, chán ăn, sốt nhẹ âm ỉ, rụng tóc, ….

Những biến chứng của bệnh Lupus ban đỏ bạn nên biết

Bệnh lupus ban đỏ được nhận định là bệnh lý khó kiểm soát và có thể diễn biến phức tạp. Thông thường bệnh lý sẽ tiến triển thành các đợt với mức độ đợt sau nặng hơn đợt trước. 

biến-chứng-nguy-hiểm-của-bệnh-Lupus

Chúng tác động và gây tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể. Trong những trường hợp nặng, Lupus còn có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Một vài những biến chứng nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ có thể kể đến như:

  • Biến chứng tại tim có thể gây nên tình trạng viêm cơ tim, tràn dịch màng tim hoặc thậm chí là suy tim mạn. Ở những trường hợp xảy ra diễn tiến tối cấp, có thể nhanh chóng khiến người bệnh tử vong do trụy mạch.
  • Biến chứng tại phổi có thể khiến bệnh nhân khó thở, suy hô hấp cấp, viêm phổi, tràn dịch màng phổi.
  • Tại thận, lupus có thể phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, khiến bệnh nhân nhanh chóng bị suy thận.
  • Tại hệ thần kinh lupus gây nên các cơn co giật, rối loạn tâm thần.

Điều trị bệnh Lupus như thế nào?

Hiện nay, chưa có phương án điều trị lupus ban đỏ dứt điểm. Bệnh nhân chỉ có thể áp dụng các phương án điều trị đúng cách, kịp thời để kiểm soát bệnh. Trong đợt cấp khi bệnh phát tác, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và áp dụng chế độ điều trị hợp lý để tránh biến chứng.

Dùng thuốc

Nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Thuốc chống viêm và giảm đau không chứa steroid như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Nimesulide,… Khi sử dụng nhóm này mang lại kết quả tốt ở cơ và khớp. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc corticosteroid mang đến khả năng chống viêm mạnh nhưng có thể để lại các tác dụng phụ như: loãng xương, rạn da, ức chế tuyến thượng thận,…
  • Thuốc chống sốt rét được chỉ định sử dụng như Hydroxychloroquine, Chloroquine,…
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch như: Endoxan, Imuran, Cyclosporine được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc đơn thuần.

Các điều trị khác

Bệnh nhân cần tuân thủ theo những khuyến cáo đến từ bác sĩ về chế độ và thói quen sinh hoạt:

  • Duy trì tinh thần lạc quan, không kích động mạnh.
  • Tránh tối đa tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.

Có thể nói, bệnh Lupus ban đỏ không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên khi bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh cao. Bệnh nhân sau khi mắc lupus cần nhanh chóng đến các cơ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi