Viêm đa khớp là gì? Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Căn bệnh này liệu có chữa được? Tại sao đối tượng mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh viêm đa khớp qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh viêm đa khớp
Viêm đa khớp là tình trạng viêm cùng lúc nhiều khớp. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và cảm giác tê buốt mỗi khi vận động. Căn bệnh này sẽ đeo bám người bệnh đến cùng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu bệnh kéo dài hơn 6 tuần, viêm đa khớp đã trở thành bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nguyên nhân gây viêm đa khớp
Viêm đa khớp xảy ra khi các lớp sụn bao bọc khớp bị bào mòn, trở nên sần sùi, khô cứng và không thể bảo vệ được các đầu khớp nữa. Khi các đầu khớp cọ xát vào nhau thông qua vận động, người bệnh sẽ cảm thấy tê buốt, đau đớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
Nguyên nhân bệnh lý: Khi mắc các bệnh chuyển hóa như suy gan, thận, gout; các bệnh nhiễm trùng như lao, Well, Whipple; các bệnh viêm mạch và bệnh nội tiết; nhiễm khuẩn sởi, HIV, quai bị,… khả năng cao người bệnh cũng sẽ mắc viêm đa khớp.

Nguyên nhân sinh lý: Do tuổi tác đã cao, xương khớp đã lão hóa; do chấn thương lâu ngày hay rối loạn trao đổi chất; hoặc đơn giản là do cơ thể thừa cân, thừa mỡ, gây áp lực lên các khớp,… cũng là nguyên nhân gây ra viêm đa khớp.
Nguyên nhân bên ngoài: Đặc thù nghề nghiệp yêu cầu phải đứng hoặc ngồi ở một tư thế; thường xuyên vận động sai tư thế; lao động nặng nhọc,… cũng gây ra căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp
Viêm đa khớp sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu người bệnh không nhanh chóng phát hiện những triệu chứng và có phương hướng điều trị kịp thời. Thông thường, người bệnh viêm đa khớp sẽ có những biểu hiện sau đây:
Đau khớp: Đau buốt khi vận động tại các khớp bả vai, khuỷu tay, khuỷu chân, cổ tay, cổ chân, khớp háng, đau đầu gối,… hầu hết là các khớp lớn của cơ thể. Tại các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ, dai dẳng suốt cả ngày lẫn đêm, đặc biệt là khoảng thời gian từ đêm về sáng.
Cứng khớp: Đột nhiên không thể vận động các khớp sau khi thức dậy, không thể vận động với diện tích lớn như trước, khớp trở nên khô cứng hơn. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ khó có thể co duỗi chân, tay, khớp gối, các động tác quay đầu, xoay vai, cầm nắm đồ vật,… Đặc biệt, nếu người bệnh cố di chuyển khớp khi đã bị cứng khớp, sẽ nghe thấy các tiếng lạo xạo, lục khục phát ra từ các khớp xương và gặp cơn đau dữ dội.

Nóng và đỏ da: Vùng da xung quanh các khớp viêm sưng đỏ, nóng ran. Đặc biệt là vào mùa đông, mùa lạnh, khí hậu hanh khô, các khớp viêm này càng viêm đau nghiêm trọng. Nhất là các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, chúng sẽ đỏ hồng lên vô cùng đau đớn.
Thông thường, những người lớn tuổi sau 65 sẽ dễ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, viêm đa khớp đã dần xuất hiện ở những người bệnh trẻ tuổi hơn. Độ tuổi phổ biến là từ 35 – 45. Thậm chí, có trường hợp trẻ em cũng bị mắc bệnh viêm đa khớp. Đặc biệt, trong hai giới nam và nữ, phụ nữ lại có xu hướng mắc bệnh viêm đa khớp nhiều hơn.
Chẩn đoán căn bệnh viêm đa khớp
Để chẩn đoán viêm đa khớp, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế có uy tín để được tư vấn. Hiện nay, người bệnh viêm đa khớp có thể được chẩn đoán bằng hai phương pháp chính là xét nghiệm máu và chụp chiếu cắt lớp.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra độ lắng của hồng cầu và phản ứng của protein. Qua đó, bác sĩ sẽ kết luận rằng trong cơ thể có đang xảy ra hiện tượng viêm nhiễm hay không. Nếu có, khả năng cao là người bệnh đã mắc các bệnh lý về khớp, trong đó có viêm đa khớp.
Chụp chiếu: Bên cạnh xét nghiệm máu, người bệnh có thể được tiến hành chụp X-quang hoặc một số phương pháp chụp chiếu hiện đại khác. Nhờ đó, người bệnh được theo dõi hình ảnh cắt ngang của các khớp, thậm chí cả mức độ viêm nhiễm tại các khớp xương. Và tùy theo mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình điều trị cụ thể cho người bệnh.
Điều trị viêm đa khớp

Hiện nay, viêm đa khớp có thể được điều trị bằng một số liệu pháp an toàn như vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng, tập các bài tập hỗ trợ, sử dụng thuốc dân gian hoặc nặng nhất là phẫu thuật.
Vật lý trị liệu: Áp dụng biện pháp chườm nóng, soi đèn hồng ngoại, xung điện,… có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Điều quan trọng là trong quá trình điều trị, người bệnh tránh vận động mạnh và để cho các khớp nghỉ ngơi.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm chứa canxi tự nhiên như hạt dinh dưỡng, sữa hạt, rau xanh và hoa quả có múi. Đồng thời, loại bỏ chất béo động vật, Omega 6, axit oxalic, các tác nhân gây viêm nghiêm trọng hơn khỏi chế độ dinh dưỡng.
Tập bài tập bổ sung: Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ là biện pháp tốt giúp lấy lại sự linh hoạt cho các khớp. Người bệnh lưu ý không tập các bài tập mạnh hay lao động nặng trong giai đoạn điều trị viêm đa khớp.
Bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng khớp: Bệnh nhân viêm đa khớp nên kết hợp nhiều dưỡng chất để cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức như glucosamine, chondroitin, Omega 3, Vitamin E. Các dưỡng chất này giúp giảm sưng viêm, hỗ trợ giảm đau nhức, tái tạo sụn và bảo vệ sụn không bị thoái hóa.
Xem thêm: Top 8 viên uống Glucosamine Úc tốt nhất
Sử dụng thuốc dân gian: Các bài thuốc dân gian từ thảo dược thiên nhiên như lá lốt, dây đau xương, nhũ hương,… cũng sẽ giúp người bệnh viêm đa khớp mau chóng hồi phục.
Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh tình đã quá nặng, người bệnh buộc phải làm phẫu thuật để sửa chữa phần khớp đã bị hư hỏng. Đó là khi các biện pháp như dùng thuốc hay vật lý trị liệu hầu như đã không còn tác dụng gì đối với người bệnh. Hiện nay, để điều trị viêm đa khớp, các cơ sở y tế có tiến hành phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chỉnh trục, sửa gân hoặc thay thế toàn bộ khớp mới bằng kim loại hoặc nhựa.

Dù là phương pháp điều trị nào, người bệnh viêm đa khớp cũng cần nhớ rằng thời gian mới là bài thuốc hữu hiệu nhất. Viêm đa khớp nói riêng và các bệnh về khớp nói chung là những căn bệnh dai dẳng vô cùng. Chúng dễ phát tác, nhưng lại không dễ bị đẩy lùi. Bởi vậy, người bệnh hãy luôn luôn giữ được sự kiên trì để đấu tranh với căn bệnh này đến cùng.
Phòng ngừa viêm đa khớp
Nếu không nhanh chóng chẩn đoán và điều trị, căn bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đa khớp dạng thấp, khô cứng khớp, biến dạng khớp và liệt khớp. Bởi vậy, để không trở thành nạn nhân của căn bệnh này, mỗi người cần biết cách phòng tránh từ sớm.
Cần tăng cường sức khỏe xương khớp bằng chế độ ăn uống lành mạnh, không chất kích thích, không chất độc hại để giữ một vóc dáng cân đối. Cần tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn để các khớp luôn được linh hoạt. Luôn giữ một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để không gây áp lực lên các khớp, xương. Ngoài ra, không nên coi thường bất cứ chấn thương nào, bởi chúng rất dễ di chứng thành viêm đa khớp.