Viêm khớp háng gây đau đớn, đi lại khó khăn cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn bệnh lý này còn có thể dẫn tới tình trạng tàn phế suốt đời. Để nhận biết và phòng tránh căn bệnh này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm khớp háng là gì?
Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương, thoái hóa dẫn tới viêm đau nhức khó chịu. Cơn đau thường bắt đầu ở vị trí viêm, sau đó lan xuống đùi, chân hoặc thắt lưng hông.
Đây là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, nhất là người lớn tuổi. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường chủ quan trong điều trị, khiến tình trạng diễn biến nặng hơn, gây đau buốt dữ dội, thậm chí là nguy cơ tàn phế suốt đời.

Viêm khớp háng là triệu chứng chung để chỉ các căn bệnh khiến khớp háng bị tổn thương, điển hình là 4 loại viêm khớp háng thường gặp dưới đây.
4 Loại viêm khớp háng thường gặp
1. Thoái hóa khớp háng
Khớp háng là khớp lớn nằm giữa xương chậu và xương đùi có tác dụng giúp cơ thể đi lại linh hoạt. Theo thời gian và ảnh hưởng của quá trình lão hóa cũng như tác động từ ngoại lực khiến khớp háng bị tổn thương. Khi đó các sụn khớp sẽ mất dần chức năng vốn có và gây ra tình trạng viêm khớp háng.
Thoái hóa khớp háng là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người già. Chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp bị bào mòn gây ra hiện tượng đau ở đùi và háng.
Các triệu chứng thường thấy ở bệnh thoái hóa khớp háng đó là:
- Đau vùng bẹn sau đó lan xuống đùi, khớp gối, đau lan ra sau mông, đau nhiều về đêm ở người bệnh mạn tính và khi đứng quá lâu hoặc vận động nhiều.
- Đau mạnh khi vận động, xoay người, hết đau khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
- Luôn trong cảm giác mệt mỏi, người tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.

- Hạn chế khả năng vận động của khớp háng ngay cả khi đứng, ngồi.
- Ở giai đoạn nặng hơn, những cơn đau sẽ xuất hiện dồn dập ngay khi mới ngủ dậy hoặc vào chiều tối. Đau khi đột ngột đổi tư thế từ ngồi thành đứng, đau liên tục khi di chuyển quá nhiều và ngay cả khi nghỉ ngơi.
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý do rối loạn hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch hoạt động quá mức, không còn phân biệt được đâu là tác nhân có hại và tác nhân có lợi, vì vậy sẽ tấn công ngay cả các tế bào sụn và niêm mạc khớp. Bệnh gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức, xơ cứng xương khớp chủ yếu là các khớp tay, chân, đau khớp háng và khớp gối.
Theo nghiên cứu, trong 100 người trưởng thành sẽ có tới 1 đến 5 người có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Chủ yếu rơi vào nữ giới độ tuổi 20 đến 40, nhất là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó người béo phì nhất là phụ nữ độ tuổi 55 trở xuống, người hút thuốc lá và người có thân nhân mắc viêm khớp dạng thấp cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt nhẹ, gầy yếu, giảm cân trầm trọng, tê bì các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng vài tuần trước khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Các khớp bắt đầu đau nhức dữ dội. Điển hình là khớp cổ tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp gối, khớp háng, khớp khuỷu, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp cổ tay.

Ở giai đoạn muộn cơn đau lan ra các khớp vai, khớp ức đòn, cột sống với các cơn đau âm ỉ, cứng khớp lâu (trên một giờ) kèm theo tình trạng sưng viêm, nóng và đỏ da ở khu vực viêm khớp.
3. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là một trong bốn loại viêm khớp háng điển hình ở người lớn. Đây được xem là bệnh lý mạn tính kéo dài gây tổn thương và đau ở vùng chậu, các khớp chi dưới và khu vực cột sống. Bệnh khiến một số đốt sống dính lại với nhau khiến khó khăn cho việc cử động, dẫn tới gù, vẹo, nặng thì tàn phế.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp thường là nam giới sau 35 tuổi. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, phổi và khu vực khớp khác như khớp háng, khớp gối, bàn chân, dây chằng.
Nhận biết bệnh viêm cột sống dính khớp qua các triệu chứng như:
- Đau cột sống thắt lưng hoặc vùng thắt lưng vào buổi sáng sớm, kèm theo tình trạng căng cứng khớp. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân tỉnh giấc ngay khi đang ngủ say.
- Đau khớp xương vùng chậu, có thể lan ra toàn bộ vùng cột sống. Ngoài ra, cơn đau có thể bắt đầu từ một hoặc hai bên mông khiến bệnh nhân phải nằm nghiêng hoặc kê gối cao để nằm ngửa.
- Đau có thể xuất hiện ở cả khớp xương sườn, xương ức, vai, đầu gối.
4. Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ cũng gần giống như bệnh viêm đa khớp, đó là khi hệ miễn dịch mất khả năng nhận diện các tế bào trong cơ thể và tấn công chúng. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến gần như tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Đối tượng mắc Lupus ban đỏ chủ yếu là nữ giới ở lứa tuổi từ 15 – 50 tuổi. Bệnh Lupus ban đỏ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:
- Đau khớp, sưng khớp, điển hình như khớp cổ tay, bàn tay và khớp gối.
- Tổn thương ở da, loét niêm mạc mũi miệng, tổn thương thận, tổn thương ở tim phổi, tổn thương tâm thần và tổn thương da.
- Ở các bệnh nhân Lupus sử dụng Corticoid liều cao còn có khả năng bị hoại tử vô mạch gây viêm khớp háng và khớp gối.
Chẩn đoán viêm khớp háng
Thoái hóa khớp háng: Bác sĩ thường áp dụng các phương pháp như khám lâm sàng, chụp X-quang hoặc MRI (tùy trường hợp).
Lupus ban đỏ: Vì có triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên bệnh nhân Lupus ban đỏ sẽ được chẩn đoán rất kỹ lưỡng từ bệnh sử, tiền sử cho tới khám lâm sàng và làm xét nghiệm.

Viêm khớp dạng thấp: Được chẩn đoán dựa trên 11 tiêu chuẩn của Hội thấp khớp Mỹ ACR năm 1958. Trong đó nếu thấy có từ 7 tiêu chuẩn trở lên và thời gian bị bệnh trên 6 tuần thì chắc chắn bệnh nhân đã bị viêm khớp dạng thấp.
Viêm cột sống dính khớp: Để đảm bảo chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau. Điển hình như dựa vào tiền sử bệnh nhân, khám lâm sàng, kiểm tra bằng X-quang và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Điều trị viêm khớp háng
Bổ sung dưỡng chất
Đây được coi là cách điều trị viêm khớp háng tại nhà an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Những chất giúp nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ sụn khỏi sự phá hủy của enzyme như glucosamine, chondroitin, Omega 3, Vitamin E là lựa chọn bổ sung giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp háng hiệu quả.
Tùy theo loại viêm khớp háng và mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ bổ sung những dưỡng chất khác nhau. Tốt nhất nên tham khảo qua ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để bổ sung đúng chất mà cơ thể cần.
Xem thêm: Top 10 viên uống Glucosamine của Mỹ được dùng nhiều nhất
Sử dụng thuốc điều trị
Viêm khớp háng uống thuốc gì? Theo các tài liệu y khoa, viêm khớp háng khó có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, sử dụng thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau và ngăn tình trạng bệnh nặng thêm. Hơn nữa, sử dụng thuốc điều trị còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số loại thuốc được chỉ định như:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD
- Thuốc điều trị viêm nội khớp (Corticoid, Hyaluronic Axit)
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu hoặc thay khớp háng để nhanh hồi phục hơn.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp háng
Viêm khớp háng rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, đồng thời khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó, cách tốt nhất là phòng ngừa các dấu hiệu viêm khớp háng ngay cả khi chưa xuất hiện các cơn đau nhức. Tích cực bổ sung các dưỡng chất glucosamine, chondroitin, Omega 3, các chất chống oxy hóa để bảo vệ khớp từ bên trong.

Người bệnh cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ chất; hạn chế các thực phẩm giàu mỡ, thức ăn nhanh, rượu, bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Đồng thời nên kết hợp chế độ tập luyện thể thao, thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp khớp xương dẻo dai, khỏe mạnh.
Khi xuất hiện các cơn đau không rõ nguyên nhân ở vị trí các khớp xương, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn diễn tiến xấu của bệnh.