Thoái hóa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

thoai-hoa-khop

Thoái hóa khớp là gì?

Trong cơ thể người các xương được nối với nhau bằng các khớp, phần cuối của những xương này được bọc bằng các mô bảo vệ gọi là sụn. Thoái hóa khớp là tình trạng các mô sụn này bị phá vỡ, khiến xương trong khớp cọ xát với nhau mỗi khi cử động. Điều này có thể gây đau, khô cứng khớp, thậm chí gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

Thoái hóa khớp (viêm xương khớp) là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Nó phát triển chậm và thường xảy ra ở tuổi trung niên.

Bệnh thoái hóa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có nhiều lựa chọn điều trị giúp kiểm soát cơn đau và cải thiện tình trạng của bệnh.

thoai-hoa-khop

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả mọi thứ bạn cần biết về bệnh thoái hóa khớp, từ điều trị đến phòng ngừa và hơn thế nữa.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, tuy nhiên các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất bao gồm: tay, hông, đầu gối, cột sống, cổ, háng, lưng… Các triệu chứng thường gặp như:

Đau nhức: Khớp bị ảnh hưởng bởi thoái hóa có thể bị đau và viêm. Không có sụn, xương cọ xát trực tiếp vào nhau khi khớp di chuyển, thường không bị sưng. Đau có thể tồi tệ hơn vào buổi sáng và cảm thấy tốt hơn khi hoạt động. Tuy nhiên hoạt động mạnh có thể gây đau đớn.

Khô cứng khớp: Tình trạng cứng khớp nhẹ vào buổi sáng, thường thời gian khớp bị khô cứng sẽ dưới một giờ.

Đau khi tác động: Khi bạn dùng ngón tay ấn vào xương khớp và cảm thấy đau.

Di chuyển khó khăn: Bạn có thể không thể di chuyển khớp của bạn quanh phạm vi chuyển động đầy đủ của nó.

Tuy nhiên, không phải tất cả đau khớp và cứng khớp là do thoái hóa khớp. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây đau tương tự. Một điểm khác biệt dễ thấy là viêm khớp dạng thấp thường xảy ra đối xứng ở cả hai bên khớp của cơ thể. Nếu khớp ở một bên cơ thể bị đau thì bên còn lại cũng sẽ đau theo.

Nguyên nhân mắc bệnh thoái hóa khớp

Tuổi tác: Tổn thương sụn có thể tích lũy theo thời gian, khiến càng lớn tuổi, càng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp.

Các chấn thương: Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi. Các chấn thương có có thể gây ra thoái hóa khớp như: rách sụn, trật khớp, chấn thương dây chằng…

thoai hoa khop la gi

Di truyền: Thoái hóa khớp có xu hướng di truyền, đặc biệt nếu bạn có khiếm khuyết khớp di truyền. Bạn có nhiều khả năng bị các triệu chứng của thoái khớp nếu cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em của bạn cũng bị thoái hóa khớp.

Giới tính: Nhìn chung, phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn đàn ông. Hai giới tính có tỉ lệ mắc thoái hóa khớp ngang nhau cho đến khoảng 55 tuổi, sau đó, phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn nam giới cùng tuổi. (Theo National Library of Medicine)

Công việc: Người làm việc lao động nặng hay phải duy trì một tư thế trong nhiều giờ như đứng, ngồi xổm, leo cầu thang,… cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp khá cao.

Cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm áp lực các khớp, đặc biệt là đầu gối và háng. Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc thoái hóa xương khớp, hoặc đã cảm thấy đau khớp, hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch giảm cân phù hợp.

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh phát triển chậm, khó có thể chẩn đoán cho đến khi nó bắt đầu gây ra các triệu chứng đau nhức. Thoái hóa khớp cũng có thể nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp hay gout. Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp thường thấy như:

  • Chụp X-quang
  • Chụp MRI
  • Xét nghiệm máu
  • Phân tích dịch khớp

Điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp thường tập trung vào quản lý triệu chứng. Để có phương pháp điều trị tốt nhất sẽ cần xác định mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và vị trí của chúng. Thông thường, thay đổi lối sống, thuốc không kê đơn và các biện pháp điều trị tại nhà sẽ đủ để giúp bạn giảm đau, viêm và cứng khớp.

thoai hoa khop tay

Điều trị thoái hóa khớp từ thiên nhiên

Các phương pháp bổ sung dưỡng chất bảo vệ sụn khớp có thể giúp giảm các triệu chứng viêm khớp cũng như đau nhức. Một số chất bổ sung hoặc thảo dược có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp như Omega 3, glucosamine, sụn cá mập, trà xanh, gừng…

Đặc biệt, với người gặp tình trạng thoái hóa khớp gối, tay, hông, cột sống, háng nên kết hợp bộ ba dưỡng chất cần thiết: Omega 3 (có trong dầu cá), Glucosamine Sulfate và Chondroitin Sulfate (có trong sụn cá mập). Kết hợp ba thành phần này giúp giảm tình trạng viêm, đau nhức, phục hồi và tái tạo sụn khớp cũng như giảm tình trạng khô cứng khớp hiệu quả.

Xem thêm: Top 8 thuốc bổ khớp của Úc được tin dùng

Các lựa chọn điều trị thay thế khác bao gồm châm cứu, vật lý trị liệu, massage trị liệu… Nên thảo luận với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thảo dược hoặc chất bổ sung trước khi sử dụng chúng. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng chúng an toàn và hiệu quả tránh tác dụng phụ hoặc phản ứng với các thuốc khác mà bạn đang uống.

Trị liệu bằng nhiệt và lạnh

Chườm đá vào vùng đau trong 20 phút giúp hạn chế mạch máu lưu thông. Điều này làm giảm chất lỏng trong mô và giảm sưng và đau. Bạn có thể lặp lại điều này hai hoặc ba lần một ngày.

Bạn cũng có thể dùng cao dán. Cao dán nóng thúc đẩy các mạch máu lưu thông. Điều này mang lại các chất dinh dưỡng và protein cần thiết để phục hồi các mô bị hỏng. Cao dán cũng tốt cho cải thiện cứng khớp.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp

Sử dụng thuốc bổ xương khớp là phương pháp cuối cùng đối với người gặp viêm khớp và thoái hóa khớp. Nhiều loại thuốc viêm khớp khác nhau có thể giúp giảm đau. Chúng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau đường uống Tylenol (acetaminophen)
  • Thuốc NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như Advil (ibuprofen) và Aleve (naproxen).
  • Thuốc Corticosteroid.
  • Thuốc giảm đau tức thời, dưới dạng kem, gel, miếng dán.

Xem thêm: Top 10 thuốc bổ xương khớp tốt nhất của Mỹ

Thay đổi lối sống hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tại nhà

Các hoạt động thường ngày cũng ảnh hưởng đến thoái hóa khớp, hãy làm quen với những thói quen tích cực như:

  • Tập thể dục: Đặt mục tiêu cho ít nhất 20 đến 30 phút vận động thể chất mỗi ngày giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ xung quanh khớp. Hãy chọn các hoạt động nhẹ nhàng, tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, tập thái cực quyền, yoga.
  • Giảm cân: Giảm cân giúp giảm áp lực lên khớp, ngăn ngừa diễn tiến thoái hóa mô sụn. Một trọng lượng phù hợp cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim.
nguoi-lon-thieu-canxi
  • Ngủ đủ giấc: Để cơ bắp của bạn nghỉ ngơi có thể làm giảm sưng và viêm. Hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân và đừng làm gì quá sức. Ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn.

Các bệnh thoái hóa khớp thường gặp

Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến các đầu ngón tay hay cổ tay. Những triệu chứng này thường bao gồm: đau nhức, khó cử động, viêm khớp ngón tay, khô cứng, âm thanh giòn khi cử động ngón tay, cầm nắm đồ vật khó khăn. Nên lưu ý cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp đều ảnh hưởng đến tay. Tuy nhiên thoái hóa khớp thường tác động đến khớp gần đầu ngón tay nhất, trong khi viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến các khớp ngón tay giữa và khớp ngón gần với bàn tay.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở một bên háng hoặc cả hai bên háng. Nó khác với viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở cả hai bên háng cùng một lúc.

Thoái hóa khớp háng là một tình trạng thoái hóa chậm. Nhiều người thấy rằng họ có thể chống lại các cơn đau của họ trong nhiều năm bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, tập thể dục và vật lý trị liệu. Nếu tình trạng xấu đi có thể tiêm steroid hoặc phẫu thuật.

Thoái hóa khớp gối

thoai hoa khop

Giống như thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở một hoặc cả hai đầu gối. Tuổi già, di truyền và chấn thương đầu gối đều có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Nếu bạn chỉ theo đuổi một loại hoạt động thể chất như chạy bộ, quần vợt…, điều này có thể làm cho một số cơ bị quá tải, gây ra sự yếu và mất ổn định ở khớp gối. Nên thay đổi các hoạt động vận động của bạn cho phép tất cả các cơ xung quanh đầu gối của bạn được hoạt động đều góp phần tăng cường sức chịu đựng của đầu gối

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ hay còn được gọi là viêm khớp cổ. Là một bệnh phổ biến do tuổi tác ảnh hưởng đến hơn 85% những người trên 60 tuổi. Nó xảy ra ở cả nam và nữ. Thoái hóa đốt sống cổ không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ ràng. Nếu có, các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng như: Đau từ xương bả vai xuống cánh tay hoặc ở ngón tay, yếu cơ, cứng cổ, đau phía sau đầu, ngứa ran hoặc tê cánh tay hoặc chân…

Xem thêm: Sụn cá mập của Úc loại nào tốt?

Thoái hóa cột sống lưng

Nếu bạn bị đau lưng, bạn có thể bị thoái hóa cột sống. Tình trạng này ảnh hưởng đến các khớp nằm ở lưng dưới và mông. Tuổi tác và chấn thương cột sống là hai yếu tố gây thoái hóa cột sống nhiều nhất. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh thoái hóa cột sống hơn nam giới. Những người thừa cân, hoặc có công việc yêu cầu ngồi xổm và ngồi im một chỗ lâu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các triệu chứng của thoái hóa cột sống lưng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Chúng bao gồm cứng hoặc đau khớp ở lưng, tê hoặc ngứa ran ở tay, chân, chuyển động lưng bị giới hạn.

Bệnh thoái hóa cột sống lưng rất nguy hiểm, hãy chú ý đến những triệu chứng này. Nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống có thể trở nên tồi tệ hơn, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tàn tật.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi