Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp háng
Cùng với thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp háng là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi mắc phải. Đây là tình trạng sụn khớp háng bị mài mòn trong thời gian dài khiến đầu xương trực tiếp va vào nhau, gây đau nhức dai dẳng. Cấu trúc khớp háng bị biến đổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí biến chứng tàn phế. Nếu người bệnh phát hiện triệu chứng và chẩn đoán sớm, bệnh sẽ được điều trị hiệu quả, giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn.
Không chỉ là bệnh xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi, tình trạng khớp háng bị thoái hóa đang có xu hướng trẻ hóa nhanh. Phần lớn nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, không vận động thường xuyên hoặc do bị chấn thương. Do đó, nguy cơ thoái hóa khớp háng cũng có tỷ lệ cao ở người trẻ.

Nguyên nhân thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng gây ra là do lớp sụn bảo vệ xương bị hao mòn, dẫn đến xương cọ xát trực tiếp vào nhau khi cử động. Tình trạng này gây đau nhức nghiêm trọng ở người bệnh. Sụn khớp có thể bị hao mòn dựa trên hai nguyên nhân chính:
Do lão hóa
Theo thời gian, các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng sụn giúp tái tạo tế bào sụn ngày càng ít hơn, khiến cho sụn bị lão hóa, dễ tổn thương. Đồng thời dưới sự tác động của enzym phá hủy sụn khiến sụn càng nhanh chóng bị hao mòn. Quá trình lão hóa tự nhiên âm thầm diễn ra bên trong sụn, chỉ đến khi lớp sụn bị mài mòn gần hết, xương va vào nhau mới bắt đầu gây đau cho người bệnh.
Do chấn thương
Các trường hợp chấn thương hay tai nạn có thể phá hủy lớp sụn vốn bao bọc quanh đầu xương. Tác động đột ngột này lên sụn khớp cũng là nguyên nhân khiến khớp xương ở vùng háng bị thoái hóa nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu bạn bị dị dạng xương khớp bẩm sinh, nguy cơ thoái hóa khớp háng cũng rất cao. Thoái hóa khớp háng còn là biến chứng của hàng loạt bệnh như thoái hóa khớp, đái tháo đường, bạch huyết sắc tố…
Triệu chứng của thoái hóa khớp háng
Khi phát hiện các triệu chứng thoái hóa khớp háng, bạn cần tới phòng khám để được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị hợp lý với tình trạng bệnh. Các triệu chứng cụ thể của bệnh là:
Đau vùng khớp háng: Những người bị thoái hóa khớp háng có biểu hiện rõ ràng nhất là những cơn đau bất thường và xuất hiện với tần suất dày đặc tại vùng khớp háng. Cơn đau sẽ tồi tệ hơn nếu di chuyển liên tục trong nhiều giờ. Ban đầu, cơn đau có thể giảm nếu bạn hạn chế vận động. Tuy nhiên, khi trở nặng hơn có thể đau ngay cả trong giấc ngủ, đặc biệt đau nhiều về đêm và sáng sớm. Cơn đau bắt đầu từ đùi, vùng xương háng, lan sang mông và thậm chí là xuống khớp đầu gối.

Khả năng vận động kém: Biên độ vận động của khớp háng bị giảm đáng kể. Khi bạn đang ngồi, việc đứng dậy sẽ rất khó khăn, gây cản trở công việc và nếp sinh hoạt hằng ngày. Các vận động quen thuộc như xoay người, cúi, với tay… cũng bị hạn chế do xuất hiện các cơn đau cản trở. Khi leo cầu thang hay đứng lên ngồi xuống, bạn còn nghe thấy tiếng lạo xạo thì đây chắc chắn là một triệu chứng thoái hóa khớp háng.
Mệt mỏi: Không chỉ bị đau nhức khớp, cơ thể sẽ bị mệt mỏi thường xuyên. Không thể co duỗi cơ thể, thậm chí gặp phải tình trạng tê cứng toàn thân.
Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp háng
Người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh viêm xương khớp, đặc biệt là tình trạng thoái hóa khớp. Tỷ lệ người già mắc căn bệnh này được thống kê chiếm tới hơn 50% trong các căn bệnh tuổi già. Những người ở độ tuổi từ 60 – 70 tuổi thường được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Không chỉ khiến cơ thể đau đớn thường xuyên và gây khó chịu, bệnh còn làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người cao tuổi.
Những người lao động chân tay nhiều cũng có thể bị thoái hóa khớp háng. Việc mang vác vật nặng và phải vận động cơ đùi nhiều sẽ khiến khớp háng bị mài mòn sớm hơn, ngay từ độ tuổi trung niên. Nếu bạn gặp các chấn thương do chơi thể thao hay tai nạn bất ngờ, thì bệnh thoái hóa khớp háng cũng là biến chứng dễ xảy ra.
Chẩn đoán thoái hóa khớp háng
Các biện pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng chuẩn nhất thường là chụp X-quang khớp háng và thực hiện các kiểm tra thể chất sơ bộ.
Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ tìm kiếm vị trí đau ở phần hông và tạo áp lực để kiểm tra cơn đau. Tiếp theo, cách bạn đi bộ cũng sẽ giúp bác sĩ quan sát và đưa ra được kết luận về vấn đề dáng đi khi bị cơn đau ảnh hưởng.
Với biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng bằng cách chụp X-quang. Những xét nghiệm này sẽ đưa ra hình ảnh chi tiết về các cấu trúc của xương. X-quang của khớp háng có thể cho thấy sự mài mòn khớp, thay đổi trong xương và sự hình thành các gai xương (loãng xương).

Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc quét xương để xác định rõ hơn tình trạng của xương và các mô mềm ở hông.
Các biện pháp điều trị dành cho người bị thoái hóa khớp háng
1. Sử dụng Glucosamine, Chondroitin
Cũng như thoái hóa khớp gối, bệnh thoái hóa khớp háng gây nhiều triệu chứng đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Bổ sung các sản phẩm có chứa thành phần glucosamine và chondroitin có thể giúp ích rất nhiều cho người bệnh.
Glucosamine là một loại đường amin mà cơ thể có thể sản sinh. Tuy vậy khi tuổi tác càng cao thì khả năng tổng hợp glucosamine tự nhiên càng thấp. Glucosamine hỗ trợ giúp giảm đau, tái tạo và phục hồi sụn khớp hiệu quả. Glucosamine Sulfate với hàm lượng 1,500 – 2,000mg được chứng minh mang lại hiệu quả vượt trội cho người thoái hóa khớp háng.
Chondroitin là dưỡng chất có nhiều trong sụn cá mập. Chondroitin giúp hút nước vào sụn, giữ cho sụn khớp mềm dẻo, phòng tránh trường hợp khô cứng và dễ vỡ. Chondroitin Sulfate được chứng minh an toàn và mang lại hiệu quả cao khi kết hợp chung với glucosamine.
Xem thêm: Top 10 viên uống glucosamine của Mỹ tốt nhất
Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp háng nên tăng cường bổ sung Omega 3, Vitamin E, tinh dầu hạt nho và các chất chống oxy hóa khác để hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng đau hiệu quả.
2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Vậy thoái hóa khớp háng nên ăn gì và kiêng gì? Ngoài một số dưỡng chất cần thiết, một số loại thực phẩm lại khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn mà người dùng cần lưu ý tránh. Một trong số chúng là cà tím, cà pháo, rau muống, măng tươi, thức ăn nhanh, rượu, bia, thuốc lá… có thể khiến các cơn đau nhức tồi tệ hơn. Do đó, nên loại các thực phẩm này khỏi chế độ ăn của người gặp các vấn đề xương khớp.

Nên bổ sung nhiều Omega 3 từ cá, canxi từ rau cải xoăn, cải rổ, bông cải xanh, sữa, trứng. Tích cực ăn nhiều trái cây, ngũ cốc để cải thiện các vấn đề xương khớp.
3. Luyện tập thể thao
Một trong những cách có lợi nhất để phòng ngừa viêm khớp háng là vận động. Mặc dù có thể khó nghĩ đến việc tập thể dục khi khớp bị đau, nhưng vận động nhẹ nhàng lại có thể giúp bạn phòng ngừa nguy cơ bị bệnh khớp. Các nghiên cứu cho thấy các hoạt động đơn giản như đi bộ hoặc tham gia một lớp tập thể dục rất cần thiết ở người cao tuổi và cả người trẻ. Tập thể dục giúp duy trì và cải thiện tính linh hoạt của khớp, giúp vận động dễ dàng hơn.
4. Các phương pháp điều trị khác
- Vật lý trị liệu: Các bài tập cụ thể có thể giúp tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt, cũng như tăng cường cơ bắp ở hông và chân.
- Thuốc: Nếu cơn đau của bạn ảnh hưởng đến thói quen hằng ngày của bạn, hoặc không thuyên giảm bằng các phương pháp khác, bác sĩ có thể sử dụng thuốc (dạng uống hoặc tiêm) vào phác đồ điều trị. Một số loại thuốc chuyên dùng cho bệnh viêm xương khớp là Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Corticosteroid (còn được gọi là cortisone).
- Phẫu thuật thay khớp: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp háng nếu cơn đau do viêm khớp có thể khiến bạn tàn phế và không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng các biện pháp điều trị không phẫu thuật.
Các triệu chứng thoái hóa khớp háng sẽ gây khó khăn và bất tiện cho cuộc sống của nhiều bệnh nhân. Nếu bạn đang có những biểu hiện đau nhức ở vùng khớp háng, bạn hãy tới bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời, nhanh chóng điều trị, ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng.