Tổng quan về viêm khớp cổ chân và mắt cá chân
Tình trạng viêm khớp mắt cá chân và cổ chân xảy ra khi lớp sụn bọc xương ở bộ phận này bị tổn thương, gây sưng viêm, đau nhức và di chuyển khó khăn. Khớp cổ chân là một trong những khớp quan trọng, nâng đỡ cơ thể, đồng thời chịu trách nhiệm cho việc di chuyển. Khớp mắt cá chân thì được liên kết với nhiều khớp nhỏ khác, vị trí này tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Do vậy, khi hai khớp này bị viêm và thoái hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.

Bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, khi khả năng tái tạo của cơ thể bắt đầu giảm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, tỉ lệ người trẻ mắc bệnh viêm khớp cổ chân và mắt cá chân cũng tăng cao.
Rất nhiều người đã chủ quan, xem nhẹ bệnh, dẫn đến nhiều vấn đề dai dẳng về sau. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp cổ chân và mắt cá chân?
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm khớp cổ chân và mắt cá chân?
Khoảng 90% người bệnh viêm khớp cổ chân và mắt cá chân do từng gặp chấn thương vùng khớp này hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn. Số còn lại do những nguyên nhân khác, như tuổi tác, tiền sử gia đình, béo phì hoặc do lối sống thiếu khoa học
Do chấn thương: Khớp cổ chân và mắt cá chân đặc biệt dễ bị tổn thương khi bị bong gân, gãy xương. Khớp đã bị tổn thương yếu và dễ gặp các tổn thương khác hơn, thêm vào đó, dù có sự tái tạo tế bào nhưng sự bổ sung này không đủ để bù lại lượng mất đi do tổn thương trước đó.
Do bệnh lý: Viêm khớp mắt cá và cổ chân cũng là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, dị tật bẩm sinh, rối loạn máu, tuần hoàn máu kém…

Khớp chịu áp lực lớn: Những công việc thường xuyên hoạt động nhiều với khớp cổ chân và mắt cá chân như múa ballet hay đá bóng thường dễ bị viêm khớp ở vị trí này.
Thừa cân: Khớp cổ chân chịu lực đến 5 lần trọng lượng cơ thể khi di chuyển. Trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực khớp phải chịu càng lớn, dễ bị viêm khớp hơn. Thêm vào đó, những người béo phì thường mắc nhiều bệnh tiềm ẩn, lại càng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.
Lối sống: Lười vận động khiến dịch, sụn khớp không được điều tiết dẫn đến giảm khả năng thích ứng khi vận động; thường xuyên đi giày cao gót hoặc giày không phù hợp khiến khớp chân bị đè nén, chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể; môi trường làm việc căng thẳng khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị viêm nhiễm,… cũng là những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ thoái hóa khớp cổ chân và mắt cá chân.
Xem thêm: 5 Nguyên nhân phổ biến gây đau khớp cổ chân
Triệu chứng của viêm khớp cổ chân và mắt cá chân là gì?
Đau khớp khi vận động: Cơn đau có thể ập đến bất chợt khi vận động mạnh hoặc kéo dài âm ỉ, thường sẽ giảm bớt cường độ đau khi không vận động.
Cứng khớp: Sưng khớp và ma sát xương khiến cổ chân cứng, khó cử động, giới hạn cử động của chân. Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa thức dậy, sẽ giảm bớt khi xoa bóp nhẹ nhàng hoặc sau một lúc không hoạt động.
Sưng, đỏ, thậm chí nóng ở khớp: Khi sụn bị tổn thương và mòn đi, xương ống và xương mác ma sát, gây ra sưng tấy. Cơ thể có thể tạo ra nhiều dịch khớp hơn để giảm ma sát, điều này cũng dẫn đến viêm.
Phát ra tiếng kêu khi vận động: Các tiếng kêu lục khục phát ra khi cử động xoay cổ chân cũng là triệu chứng của tình trạng viêm khớp mắt cá và cổ chân.

Chẩn đoán viêm khớp cổ chân và viêm mắt cá chân
Các kỹ thuật y tế được dùng để chẩn đoán bao gồm:
- Bệnh sử
- Khám lâm sàng
- Chụp X-quang
- MRI và chụp CT
Điều trị viêm khớp cổ chân và mắt cá chân
Viêm khớp cổ chân và mắt cá chân là bệnh mạn tính, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Hiện không có thuốc đặc trị bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp chăm sóc có thể làm giảm các triệu chứng, chậm quá trình tiến triển bệnh cũng như kiểm soát các cơn đau.
Các biện pháp trị liệu có thể kể đến như thay đổi lối sống, nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị y khoa, sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm và phẫu thuật. Thay đổi lối sống có thể giảm bớt khá nhiều các cơn đau mà không cần, hoặc cần thêm rất ít sự can thiệp của các loại thuốc, trong khi đó, rất ít người thật sự cần phẫu thuật.
1. Thay đổi lối sống
Duy trì lối sống khoa học và điều độ là phương pháp rất tốt giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức khớp cổ chân và đầu gối. Thay đổi lối sống tốt hơn bao gồm cả việc giảm cân để làm giảm áp lực lên khớp, thực hiện các bài tập vận động phù hợp, cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn…
Người bệnh nên chú ý chọn loại giày phù hợp, thực hiện các bài tập thể thao nhẹ nhàng để tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp. Hạn chế lao động quá sức, tránh mang vác nặng. Nên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi, không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và chú ý không ăn mặn.

Người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tức thời như chườm nóng, chườm lạnh, ngâm chân với nước ấm hoặc massage nhẹ nhàng.
2. Bổ sung dưỡng chất
Nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm mắt cá chân hay cổ chân là do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng khớp xương. Các chất đó là glucosamine, chondroitin, Omega 3, canxi, magie, Vitamin E…
Để phòng ngừa cũng như giảm đau, sưng viêm ở vùng khớp mắt cá và cổ chân, người bệnh nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này. Các chất này cũng có trong thực phẩm hằng ngày, tuy nhiên chưa đủ mức đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất này nhờ các viên uống thực phẩm bổ sung với hàm lượng được gợi ý dưới đây:
- Glucosamine: 1,500 – 2,000mg/ngày. Nên sử dụng Glucosamine Sulfate vì sẽ có hiệu quả tốt hơn Glucosamine Hydrochloride.
- Chondroitin Sulfate: 750 – 1,200mg/ngày. Có thể bổ sung chondroitin từ các sản phẩm viên uống sụn cá mập.
- Canxi: 800 – 1,500mg/ngày.
- Vitamin E: 400IU/ngày.
- Omega 3: 1,000mg/ngày.
Xem thêm: Top 8 viên uống glucosamine Úc được tin dùng nhất
3. Sử dụng thuốc
Đây là giải pháp thường được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc này có khả năng giảm đau và ngăn ngừa bệnh phát triển nặng thêm chứ không thể chữa dứt điểm hoàn toàn được bệnh.
Tùy theo tình trạng và và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau. Nhìn chung, các loại thuốc thường được kê thuốc nhóm giảm đau, kháng viêm và có thể gây ra các tác dụng phụ như tổn thương gan, thận, tăng huyết áp, bầm tím… Do đó người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự theo dõi từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.