Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

loãng-xương-2

Bệnh loãng xương là bệnh khá phổ biến trong đời sống hiện tại. Nhiều người cho rằng ai cũng đều mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu được phòng ngừa và điều trị sớm có thể ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Tổng quan về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương xảy ra khi mật độ xương bên trong ngày càng thưa dần. Bệnh gây ra những hiện tượng như giòn xương, xốp xương, xương dễ bị tổn thương. Có thể bị gãy dù chị bị chấn thương nhẹ.

Hình ảnh mảng cát ngang xương bình thường và xương bị loãng

Bệnh phát triển rất thầm lặng và chỉ được phát hiện những triệu chứng rõ ràng khi bệnh đã phát triển được thời gian dài. Loãng xương là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cong, vẹo cột sống, giảm chiều cao của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.

Do cấu trúc xương bị phá hủy hoàn toàn nên khi bị gãy có thể không lành lại được. Các loại xương như cột sống, xương đùi rất khó lành.  Trong các trường hợp phải phẫu thuật chi phí rất tốn kém và chưa chắc có kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên, với những thiết bị y tế hiện đại ngày nay. Có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương xảy ra khi cơ thể bị thiếu canxi và phosphate để cấu tạo xương. Việc cơ thể bị thiếu hụt hai dưỡng chất này trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các mô xương. Do xương là cơ quan luôn cần được tái tạo và bổ xung dưỡng chất. Đặc biệt là canxi.

Khi còn trẻ các cơ quan trong cơ thể có thể tự hấp thu và tổng hợp canxi nên việc tái tạo xương trở nên dễ dàng hơn. Ở độ tuổi ngoài 20 là lúc khối lượng xương hoàn hảo nhất. 

Khi lớn tuổi, khối lượng xương bắt đầu giảm đi, việc tái tạo xương cũng bị ảnh hưởng từ đó gây loãng xương.

Các nguyên nhân chính dẫn đến loãng xương bao gồm:

  • Lối sống lười vận động.
  • Người thường xuyên lao động nặng, vất vả.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi trong thời gian dài.
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới.
  • Người già do quá trình tạo xương bị giảm xuống. làm xương giòn dễ dàng bị gãy, giòn.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh do nội tiết thay đổi.  Đặc biệt ở người cao tuổi ngoài 50 cũng nằm trong danh sách này.

Ngoài ra, những người có lối sống kém khoa học lười vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi trong thời gian dài. Kể cả với những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Phụ nữ và người cao tuổi dễ mắc phải bệnh loãng xương

Có vài nghiên cứu cho thấy bệnh loãng xương còn có khả năng di truyền trong gia đình. Nếu gia đình bạn có anh, chị hay ông bà có tiền sử bị loãng xương hoặc gãy xương. Bạn có nguy cơ rất cao bị loãng xương.

Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu cũng làm xương yếu đi, dễ gãy.

Triệu chứng của loãng xương

Như đã nói bệnh loãng xương phát triển rất thầm lặng và không có nhiều biểu hiện rõ ràng từ sớm. 

Trong thời gian dài bị bệnh bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó khăn trong việc vận động nặng, đau lưng, mỏi gối, dáng đứng bị khom xuống. Rất dễ bị mẻ xương, rạn nứt, gãy xương ngay cả những va chạm nhỏ. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp loãng xương nào cũng có những dấu hiệu nêu trên. Để chắc chắn bạn nên kiểm tra định kỳ để có những phát hiện sớm nhất về bệnh.

Đối với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh bạn nên thường xuyên khám định kỳ mật độ loãng xương. 

Chẩn đoán loãng xương tốt nhất

Hiện nay, phương pháp kiểm tra mật độ khoáng của xương (BMD) là cách tốt nhất để biết tình trạng xương. Phương pháp này giúp đo lượng hàm lượng canxi và các khoáng chất ở trong một đoạn xương.

Những số liệu hiển thị trên bảng kết quả sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng xương của bạn. Điểm 0 được coi là lý tưởng cho xương. 

  • Bình thường từ 1 đến -1
  • Khối lượng xương thấp từ -1 đến -2,5.
  • Loãng xương từ -2,5 hoặc thấp hơn.
  • Chúng loãng xương nặng từ -2,5 hoặc thấp hơn với các xương bị gãy.

Tùy vào bệnh viện, chỉ số chẩn đoán có thể khác nhau. Bạn nên thảo luận và đưa ra câu hỏi với bác sĩ về kết quả đo loãng xương của mình.

Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra lượng nội tiết và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như thiếu hụt các loại vitamin, canxi, các khoáng chất trong cơ thể.

Điều trị loãng xương như thế nào

Bệnh loãng xương hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Những phương pháp hỗ trợ điều trị dưới đây giúp cải thiện tình trạng xương và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả
  • Cung cấp canxi cho cơ thể đầy đủ. Từ các sản phẩm thực phẩm chức năng ít nhất 600 đơn vị (IU) mỗi ngày
  • Bổ sung Vitamin D giúp cơ thể có thể tổng hợp canxi.  Đối với người cao tuổi từ 800 (IU) mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng, không để thừa cân, thiếu cân.
  • Ngừng hút thuốc, uống rượu, nước ngọt có ga.
  • Tham gia các bài tập thể dục như đi bộ, đi xe đạp, dưỡng sinh…
  • Sử dụng thuốc chống loãng xương phù hợp với độ tuổi.
  • Thường xuyên dùng các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản.
  • Tránh vận động mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Phòng ngừa loãng xương hiệu quả

Kiểm soát cân nặng

Thiếu hoặc thừa cân đều là nguyên nhân góp phần gây loãng xương. Một cơ thể quá nặng khiến xương khớp luôn phải chịu áp lực. Do đó hãy duy trì một cân nặng hợp lý để không gây áp lực cho xương bằng chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học mỗi ngày.

Không giảm cân quá nhanh

Tuyệt đối không dùng các loại sản phẩm giúp giảm cân cấp tốc. Đa số những sản phẩm này đều giúp đào thải nước trong cơ thể mà không hề tiêu hao mỡ thừa. Cơ chế này vô tình làm mất luôn cả canxi, phốtpho, magie ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp.

Sau khi ngưng sử dụng thuốc cân nặng có thể lại trở về trạng thái như ban đầu.

Ăn những thực phẩm giàu canxi

Bổ sung thực phẩm giàu canxi 

Sữa, hải sản, súp lơ, trứng… là những nhóm thực phẩm rất giàu canxi. Thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh loãng xương giúp cải thiện tình trạng xương khớp hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể dùng những loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung trực tiếp canxi. vitamin D cho cơ thể. 

Tập thể dục

Duy trì một chế độ dinh dưỡng chưa đủ cần kết hợp những bài tập thể dục phù hợp thường xuyên. Thể dục giúp các khớp xương linh hoạt, dẻo dai, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Phòng ngừa các biến chứng khác của loãng xương.

Tắm nắng

Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời giúp xương hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Vì vậy, người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng. Lượng vitamin D tốt nhất là vào khoảng từ 6 – 8 giờ. 

Bổ sung collagen 

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương là suy giảm nội tiết tố. Collagen là một trong những dưỡng chất quan trọng với xương khớp ngang bằng với canxi. Bổ sung collagen giúp hỗ trợ sụn khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.

Không dùng chất kích thích

Rượu, thuốc lá, bia, cà phê, nước ngọt có ga… là một trong những thực phẩm nên hạn chế tối đa trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh loãng xương. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây loãng xương, giòn xương, khiến cơ thể không thể tự sản sinh Vitamin D (loại vitamin giúp hấp thu canxi)

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi