Suckhoekhop
  • Bệnh & Tình Trạng
  • Bổ Sung Dưỡng Chất
  • Lối Sống
  • Dược Phẩm
No Result
View All Result
  • Bệnh & Tình Trạng
  • Bổ Sung Dưỡng Chất
  • Lối Sống
  • Dược Phẩm
No Result
View All Result
suckhoekhop
No Result
View All Result

Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phan Việt by Phan Việt
21 Tháng Một, 2021
in Bệnh & Tình Trạng
0

Nội Dung Chính

  • Tổng quan về bệnh viêm quanh khớp vai
  • Nguyên nhân dẫn đến viêm quanh khớp vai
  • Triệu chứng viêm khớp vai
  • Đối tượng dễ bị viêm khớp vai
  • Phòng ngừa viêm quanh khớp vai bằng cách nào?
  • Chẩn đoán viêm khớp vai
  • Điều trị viêm quanh khớp vai
    • Thuốc điều trị viêm quanh khớp vai
    • Dùng thuốc nam
    • Chữa viêm khớp vai bằng vật lý trị liệu

Viêm quanh khớp vai làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu không chữa trị kịp thời sẽ hạn chế khả năng vận động về sau của hai cánh tay. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng giúp mọi người biết cách điều trị bệnh được hiệu quả.

Tổng quan về bệnh viêm quanh khớp vai

Khớp vai được cấu tạo từ: Khớp vai chính, khớp mõm cùng, khớp bả vai lồng ngực và xương đòn. Khớp vai có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cánh tay, đây là khớp liên kết giữa nhiều dây chằng với rễ thần kinh cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Nếu có tổn thương ở vùng đốt sống cổ hoặc vùng ngực thì có thể gây ra viêm khớp vai. 

viêm-quanh-khớp-vai
Viêm quanh khớp vai là bệnh lý thường gặp ở nhiều người

Viêm quanh khớp vai là hiện tượng phần khớp ở sụn, xương khớp bị tổn thương dẫn đến đau nhức. Nhẹ thì sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau vài lần nhưng rồi tự dứt hẳn, còn nặng thì cơn đau lan tỏa xuống bả vai, cánh tay, mu bàn tay và xương tay. Theo các chuyên gia về xương khớp, nếu không chữa trị kịp thời thì viêm quanh khớp vai có thể dẫn đến các biến chứng về hệ xương, làm khớp vai bị yếu và teo dần, người bệnh mất dần khả năng vận động cánh tay về sau. 

Nguyên nhân dẫn đến viêm quanh khớp vai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp. Các nguyên nhân gồm:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, các xương khớp sụn, đốt sống cũng sẽ bị thoái hóa. Thông thường trên 35 tuổi, khớp vai cũng bắt đầu bị bào mòn, dẫn đến tình trạng viêm, xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu.
  • Di truyền: Tỉ lệ mắc viêm quanh khớp vai có tiền sử từ gia đình cao gấp 2 lần so với người bình thường. 
  • Chấn thương: Các vụ va chạm, tai nạn,… cũng là nguyên nhân dẫn đến khớp vai bị tổn thương. Tình trạng này để không xử lý kịp thời sẽ khiến khớp vai có thể bị biến dạng rất nguy hiểm.
  • Do thói quen sinh hoạt: Việc ngủ không đúng tư thế, lười vận động,… cũng khiến khớp vai bị tổn thương.
  • Đặc thù tính chất công việc: Lái xe đường dài, giáo viên, vận động viên,… là các đối tượng dễ mắc viêm quanh khớp vai do ngồi nhiều, làm việc quá sức, đứng lâu hay thường xuyên cử động cánh tay. 
  • Bệnh lý: Viêm khớp vai còn có thể là do bị thoái hóa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa dây chằng hoặc các bệnh lý có liên quan đến thần kinh như viêm màng não, chấn thương sọ não,… cũng khiến rễ thần kinh bị chèn ép và gây đau quanh vùng khớp vai.

Triệu chứng viêm khớp vai

Viêm khớp vai có các triệu chứng như sau:

– Đau nhức bả vai: Đây là triệu chứng hay gặp nhất, mới đầu người bệnh có cảm giác đau mỏi ở vai gáy, cơn đau xuất hiện từng cơn với mức độ mạnh dần, đau âm ỉ.

Triệu-chứng-viêm-khớp-vai
Thường xuyên đau nhức vùng bả vai

– Việc cử động khớp vai bị hạn chế: Do khớp vai đang bị viêm nên mọi động tác dùng tay đều rất khó khăn.

– Vùng cơ bắp ở xung quanh khớp vai có dấu hiệu sưng hoặc teo rút dần.  

– Khó có thể nằm nghiêng khi ngủ.

Đối tượng dễ bị viêm khớp vai

Những người trên 50 tuổi thường sẽ bị viêm khớp vai, bên cạnh đó thì bệnh vẫn có thể gặp ở một số bạn trẻ. Cụ thể là các đối tượng sau:

  • Vận động viên: Ném lao, tennis, chơi golf, bơi,…
  • Người có tiền sử bị chấn thương ở vùng bả vai do té ngã hoặc bị tai nạn.
  • Người từng bị gãy xương vai, xương cánh tay hoặc xương đòn. 
  • Mắc một số bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, thoái hóa khớp.

Ngoài những đối tượng được kể trên thì những người thường xuyên phải làm việc nặng, hay thực hiện giơ tay lên cao,… cũng dễ bị viêm quanh khớp vai. Trên thực tế cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ. 

Phòng ngừa viêm quanh khớp vai bằng cách nào?

Để phòng viêm quanh khớp vai, bạn cần lưu ý:

– Cần tránh những chấn thương ở vùng khớp vai.

– Không nên làm việc quá sức, không giơ tay quá cao.

– Ăn uống đầy đủ chất và thường xuyên tập thể dục nhằm giúp tăng cường sức khỏe.

– Chăm sóc xương bằng cách bổ sung canxi và vitamin D.

– Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng tư thế để giúp hệ xương được chắc khỏe.

Chẩn đoán viêm khớp vai

Khi thấy có dấu hiệu bị viêm khớp vai, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Để chẩn đoán viêm khớp vai, bác sĩ thường cho chụp X-quang và một số xét nghiệm như sau:

  • Siêu âm khớp: Đây là phương tiện hiện đại giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh được chính xác nhằm phát hiện những tổn thương ở khớp vai.
  • X-quang: Chụp phim khớp vai sẽ không làm tổn thương đến khớp và xương mà qua đó sẽ nhận biết được vị trí tổn thương ở vùng bả vai.
  • Dùng MRI có bơm thuốc cản quang hoặc chụp khớp vai bơm thuốc cản quang.
Chụp X-quang sẽ chẩn đoán chính xác bệnh
  • Chụp cộng hưởng MRI: Chụp MRI sẽ cho phép chẩn đoán các tổn thương ở phần mềm khớp vai.
  • Nội soi khớp vai: Là một kỹ thuật bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống nhỏ vào trong khớp vai giúp chẩn đoán chính và điều trị. 

Điều trị viêm quanh khớp vai

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp để chữa viêm khớp vai: 

Thuốc điều trị viêm quanh khớp vai

Việc sử dụng thuốc Tây sẽ giúp đẩy lùi các cơn đau và sưng ở khớp vai, đồng thời chống viêm và ngăn ngừa bệnh trở nặng hơn. Một số loại thuốc tây được bác sĩ chỉ định dùng như sau:

– Thuốc giảm đau: Codein, Paracetamol,… có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

– Thuốc chống viêm: Aspirin, Diclofanac,… chống viêm khớp, tiêu viêm. 

– Thuốc giãn cơ: Diazepam, Myonal,… chống co thắt cơ và hỗ trợ giảm đau.

– Tiêm Corticoid: Nếu tình trạng viêm khớp vai nặng, việc uống thuốc không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho tiêm Corticoid. 

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, vì vậy, bạn không nên lạm dụng thuốc hoặc tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Dùng thuốc nam

Ngoài thuốc tây ra, một số bài thuốc nam giúp chữa viêm quanh khớp vai hiệu quả và được nhiều người áp dụng thành công. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:

– Cây xương rồng: Hãy chuẩn bị 3 – 5 nhánh xương rồng gai nhỏ, rửa sạch, loại bỏ gai rồi đem nướng chín đến khi ngửi thấy có mùi thơm. Bạn đắp các miếng xương rồng này lên vùng vai trực tiếp khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 2 tuần, bạn sẽ đẩy lùi được triệu chứng đau nhức do viêm khớp vai. 

Dùng cây xương rồng để chữa bệnh viêm khớp vai

– Cỏ xước: Cỏ xước có công dụng chữa bệnh về xương khớp, trong đó có xương khớp vai. Bạn cần 100g cỏ xước, chặt nhỏ, rửa sạch rồi phơi khô. Mỗi ngày lấy khoảng 20g cỏ xước, sắc lấy nước uống thay nước lọc. Uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng sẽ cải thiện bệnh.

– Lá lốt: Lấy 20g lá lót đem sao vàng cùng với 1 lon muối hột khoảng 10 phút. Để nguội vừa phải rồi đắp lên vùng bả vai, nằm thư giãn để tinh chất có trong lá lốt được thấm sâu vào xương, giúp chống viêm, hết đau khớp vai. 

Chữa viêm khớp vai bằng vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu để chữa viêm khớp vai chủ yếu hiện nay là: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, bài tập thể dục, chườm lạnh hoặc nóng,… Công dụng của vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, chống viêm, hạn chế bị dính khớp và kích thích máu được lưu thông. 

Phẫu thuật khớp vai

Trong trường hợp tình trạng viêm nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật:

  • Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo: 
  • Cắt bỏ xương khớp vai.
  • Nội soi khớp vai.

Viêm quanh khớp vai không thể chủ quan vì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tổn hại sức khỏe. Khi thấy xuất hiện các cơn đau nhức ở vai dài ngày, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Phan Việt

Phan Việt

Cử nhân Phan Việt có 7 năm kinh nghiệm về các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Cơ xương khớp

Related Posts

Đau khớp gối là bệnh gì
Bệnh & Tình Trạng

Đau khớp gối là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị đau khớp gối tại nhà

21 Tháng Một, 2021
đau khớp gối ở người già
Bệnh & Tình Trạng

Viêm khớp gối tràn dịch là gì? Tràn dịch khớp gối chữa ở đâu?

21 Tháng Một, 2021
dau-khop-goi-la-benh-gi-1
Lối Sống

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

21 Tháng Một, 2021
đau khop goi nguoi gia
Bệnh & Tình Trạng

Cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà

21 Tháng Một, 2021
khớp goi
Bệnh & Tình Trạng

Bệnh gai khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

21 Tháng Một, 2021
Lối Sống

Khô khớp gối là bệnh gì? Nên ăn gì? Uống thuốc gì?

21 Tháng Một, 2021
Load More

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài Được Xem Nhiều

Top 10 thuốc tăng chiều cao tốt nhất hiện nay (Review chi tiết)

21 Tháng Một, 2021
Bài-tập-xà-ngang

15 Bài tập tăng chiều cao hiệu quả cho mọi lứa tuổi

20 Tháng Một, 2021
Tuổi-dậy-thì-ảnh-hưởng-đến-tăng-chiều-cao

10 Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì một cách tự nhiên

20 Tháng Một, 2021
Glucosamine-Orihiro-1500mg

Đánh giá Glucosamine Orihiro 1500mg của Nhật loại 900 viên

20 Tháng Một, 2021
thuoc_GH_Creation

Đánh giá GH Creation EX thuốc tăng chiều cao của Nhật

21 Tháng Một, 2021
  • Về Chúng Tôi
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên Hệ
704 Phan Văn Trị, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (Bản Đồ Đường Đi)
Các bài viết của SUCKHOEKHOP chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
No Result
View All Result
  • Bệnh & Tình Trạng
  • Bổ Sung Dưỡng Chất
  • Lối Sống
  • Dược Phẩm

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc SUCKHOEKHOP.COM