Suckhoekhop
  • Bệnh & Tình Trạng
  • Bổ Sung Dưỡng Chất
  • Lối Sống
  • Dược Phẩm
No Result
View All Result
  • Bệnh & Tình Trạng
  • Bổ Sung Dưỡng Chất
  • Lối Sống
  • Dược Phẩm
No Result
View All Result
suckhoekhop
No Result
View All Result

Nên uống glucosamine trước hay sau ăn? Cách dùng và liều lượng

Phan Việt by Phan Việt
20 Tháng Một, 2021
in Bổ Sung Dưỡng Chất
0

Nội Dung Chính

  • Glucosamine là gì?
  • Tác dụng của glucosamine
  • Cách dùng glucosamine 1500mg mang lại hiệu quả tối đa
  • Nên uống glucosamine trước hay sau ăn
  • Những lưu ý khi sử dụng Glucosamine

Glucosamine được ví như sản phẩm “bên gối” không thể thiếu trong quá trình điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, cách dùng và liều dùng, nên uống glucosamine trước hay sau ăn lại là điều không ít người quan tâm và đặt câu hỏi. Hôm nay, hãy dành chút thời gian của mình để hiểu nhiều hơn về Glucosamine có thật sự tốt như nhiều người vẫn nghĩ không nhé!

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một dạng đường tự nhiên có trong cơ thể chúng ta hay còn gọi là đường amin là một tiền chất được tổng hợp trong quá trình sinh hóa các protein và lipid glycosyl hóa. Là một trong những thành phần cấu tạo nên sụn bao bọc và bảo vệ đầu khớp xương. 

Glucosamine là thành phần tham gia cấu tạo nên Hyaluronic acid, chondroitin sulfate, keratan sulfate. Đây là các chất tham gia cấu tạo nên sợi collagen, thành phần quan trọng nhất tham gia cấu tạo sụn khớp và chất dịch hoạt khớp. Ở một cơ thể khỏe mạnh con người hoàn toàn có thể tự tổng hợp Glucosamine đáp ứng như cầu cần thiết của cơ thể.

glucosamin
Glucosamine được dùng trong điều trị các bệnh về sụn khớp

Tuy nhiên do nhiều yếu tố sức khỏe làm hạn chế khả năng tổng hợp chất này. Lý giải cho việc người già thường là đối tượng của các bệnh xương khớp. 

Hiện nay, Glucosamine được dùng dưới dạng thuốc để bổ sung vào cơ thể giúp nuôi dưỡng, tái tạo cũng như phục hồi khả năng tăng trưởng của sụn khớp. Chính vì vậy, chúng là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của xương khớp, đóng vai trò quan trọng với hệ thống xương khớp của chúng ta.

Ngoài cơ thể con người Glucosamine còn được tìm thấy trong vỏ cứng của động vật có vỏ như ốc, tôm, cua biển, sụn cá mập… Glucosamine hiện nay tồn tại ở nhiều dạng khác nhau bao gồm: Glucosamine sulfate, Glucosamine hydrochloride và N-acetyl Glucosamine.

Ở Mỹ Glucosamine chưa được công nhận là thuốc mà chỉ được công nhận là thực phẩm chức năng.

Thuốc Glucosamine có thành phần Chondroitin bên trong. Thành phần có nhiệm vụ chuyển hóa nước và các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng sụn, tăng độ mềm dẻo và vững vàng của sụn khớp.

Tác dụng của glucosamine

Hiện nay, Glucosamine được dùng để giảm đau khớp, sưng và cứng khớp do viêm khớp. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp rất hiệu quả. Người già có dấu hiệu lão hóa, thoái hóa, đau nhức xương khớp, vận động khó khăn. Hoặc người trưởng thành thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh. 

  • Viêm xương khớp: Sử dụng glucosamine sulfate qua đường uống có thể giảm các triệu chứng đau cho các trường hợp viêm khớp đầu gối, hông và cột sống.
  • Viêm khớp dạng thấp: Sử dụng Glucosamine hydrochloride bằng đường uống có thể làm giảm cơn đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp khi so sánh với giả dược. 
viem-khop-goi
Glucosamine dùng trong điều trị viêm khớp gối

Glucosamine ngoài việc sử dụng trong các điều trị về xương khớp còn sử dụng trong các bệnh lý sau:

  • Viêm bàng quang kẽ: Glucosamine được cho răng giúp quản lý IC. Điều trị viêm bàng quang kẽ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học đưa ra lý thuyết tin cậy về phương pháp này.
  • Bệnh đa xương cứng (MS): Một số thử nghiệm kết hợp với liệu pháp truyền thống để điều trị tái phát bệnh đa xương cứng. 
  • Bệnh viêm đường ruột (IBD): Giống như viêm bàng quang kẽ, bệnh viêm đường ruột có liên quan đến sự thiếu hụt Glucosamine glycan. Một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bạch mắc hội chứng viêm đường ruột cho thấy khi bổ sung glucosamine có thể làm giảm viêm hiệu quả.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Bệnh được điều trị bằng Glucosamine sulfate có thể giúp thúc đẩy sức khỏe của mắt. Thông qua việc giảm viêm và tác dụng chống oxy hóa trong võng mạc. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều lượng quy định, nếu dùng quá mức  

Cách dùng glucosamine 1500mg mang lại hiệu quả tối đa

Glucosamine có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về việc sử dụng sao cho hiệu quả. 

Tại nước ta vẫn có nhiều người coi đây như một loại thực phẩm chức năng mà tùy tiện uống. Không tuân theo liều lượng của nhà sản xuất dẫn đến nhiều nguy hiểm tiềm ẩn đến sức khỏe. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng glucosamine cần:

  • Liều dùng: Đối với người đau xương khớp thể nặng cần uống 4 viên/ngày. Có thể giảm xuống còn ngày 2 viên khi mức độ bệnh thuyên giảm.Người khỏe mạnh muốn phòng bệnh xương khớp ngày uống 1 – 2 viên.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng thích hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Không sử dụng thuốc quá liều hoặc tự ý giảm liều lượng của thuốc. Cơ thể chúng ta cần 1.500mg đến 1.200 glucosamine mỗi ngày trong 1 – 2 tháng đầu và giảm dẫn xuống 1.000 mg – 8.00mg hoặc ít hơn.
  • Cần kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định, phù hợp liệu trình điều trị để có hiệu quả tốt nhất sau liệu trình. Cần uống duy trì từ 2 – 4 tháng mới bắt đầu có tác dụng.
  • Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng bù càng sớm càng tốt. Nếu gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua. Không nên dùng gấp đôi liều quy định.

Nên uống glucosamine trước hay sau ăn

Nên uống glucosamine trước hay sau ăn là câu hỏi của nhiều người đang tìm hiểu. Glucosamine là một hợp chất rất tốt cho sức khỏe, nhưng không dễ dàng hấp thu. Thời điểm tốt nhất để sử dụng glucosamine là trong hoặc ngay sau bữa ăn. Đây là thời điểm tốt nhất cơ thể hấp thu glucosamine một cách tốt nhất. Cần uống nhiều nước để cơ thể hấp thu tốt hơn. 

Uống glucosamine trong hoặc ngay sau bữa ăn với nhiều nước lọc giúp cơ thể dễ dàng hấp thu thuốc hơn.

Glucosamine là một loại thuốc an toàn cho đường ruột. Nên những trường hợp bị bệnh đau dạ dày không cần quá lo lắng. Không nên dùng chung glucosamine với các loại thuốc điều trị xương khớp nào khác. Nếu sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên, Glucosamine cũng có một số trường hợp gặp phải tác dụng phụ như: Buồn ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn, táo bón… Nếu phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng nào cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Những lưu ý khi sử dụng Glucosamine

Tuy glucosamine là một loại thuốc lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau:

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng glucosamine để có những tư vấn tốt nhất

Những người có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm có vỏ như: tôm, cua, ốc, hến… nên thận trọng khi bổ sung glucosamine.

Người bệnh tiểu đường nên thận trọng khi dùng glucosamine, chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Người bị bệnh viêm nhiễm tai, mũi, họng hoặc cảm cúm không nên dùng glucosamine.

Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần phải điều trị các bệnh về xương khớp trong quá trình mang thai. 

Người dưới 18 tuổi không nên sử dụng glucosamine.

Những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu, người đang uống aspirin hằng ngày, nên dùng kiểm tra thường xuyên để kiểm soát tình hình bởi glucosamine có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân. 

Glucosamine có thể phản ứng với một số loại thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, hải sản. Cần lưu ý triệu chứng cơ thể khi sử dụng chung glucosamine với các loại thực phẩm này.

Thuốc có khả năng làm thay đổi hoạt động của các thuốc khác mà bạn đang sử dụng hoặc tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Để tránh tình trạng này bạn cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng.

Phan Việt

Phan Việt

Vấn đề xương khớp là điều khó có thể tránh khỏi với bất cứ ai, tôi ở đây để chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến bạn, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.

Related Posts

thuoc bo khop cua nhat 6
Bổ Sung Dưỡng Chất

Top 5 thuốc bổ khớp của Nhật tốt nhất hiện nay

20 Tháng Một, 2021
thuoc bo khop cua uc 1
Bổ Sung Dưỡng Chất

Top 7 thuốc bổ khớp của Úc được tin dùng nhất hiện nay

20 Tháng Một, 2021
sun ca map cua my 1
Bổ Sung Dưỡng Chất

Top 5 sụn cá mập của Mỹ tốt nhất 2020. Giá bán và cách dùng

20 Tháng Một, 2021
sun ca map cua uc 1
Bổ Sung Dưỡng Chất

Sụn cá mập của Úc loại nào tốt? Giá bao nhiêu?

20 Tháng Một, 2021
tac-dung-cua-glucosamine
Bổ Sung Dưỡng Chất

Heluva phân phối 5 loại viên uống glucosamine chất lượng

20 Tháng Một, 2021
glucosamine
Dược Phẩm

Glucosamine là gì? Công dụng, Liều dùng và Tác dụng phụ

20 Tháng Một, 2021
Load More

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài Được Xem Nhiều

Top 11 thuốc tăng chiều cao tốt nhất hiện nay (Review chi tiết)

6 Tháng Hai, 2021
Bài-tập-xà-ngang

15 Bài tập tăng chiều cao hiệu quả cho mọi lứa tuổi

4 Tháng Hai, 2021
Tuổi-dậy-thì-ảnh-hưởng-đến-tăng-chiều-cao

10 Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì một cách tự nhiên

20 Tháng Một, 2021
Glucosamine-Orihiro-1500mg

Đánh giá Glucosamine Orihiro 1500mg của Nhật loại 900 viên

20 Tháng Một, 2021
thuoc_GH_Creation

GH Creation EX thuốc tăng chiều cao của Nhật – 270 Viên

3 Tháng Hai, 2021
  • Về Chúng Tôi
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên Hệ
704 Phan Văn Trị, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (Bản Đồ Đường Đi)
Các bài viết của SUCKHOEKHOP chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
No Result
View All Result
  • Bệnh & Tình Trạng
  • Bổ Sung Dưỡng Chất
  • Lối Sống
  • Dược Phẩm

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc SUCKHOEKHOP.COM