Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Chẩn đoán và điều trị

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

Thoát-vị-đĩa-đệm-cột-sống-thắt-lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh rất phổ biến hiện nay. Người cao tuổi, người lao động nặng thường là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. 

Vậy làm cách nào để chẩn đoán bệnh sớm nhất, có những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nào hiện nay?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm thoát vị đĩa đệm. 

Bệnh có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở người cao tuổi và người đang trong độ tuổi lao động. Đặc biệt lứa tuổi lao động chiếm đến 60% một tỷ lệ khá cao đối với lứa tuổi đang nhiều hữu ích cho xã hội.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống gây nhiều khó khăn trong lao động, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc. Gây ra những cơn đau tại nhiều vị trí của cột sống như cột sống cổ, lưng, thắt lưng… 

Do là bộ phận chịu mọi áp lực từ việc nằm, đứng thẳng, ngồi, ngay cả khi ho, cười cũng chịu áp lực lên đến 50kg lực.  Do chúng có khả năng đàn hồi và biến dạng khi có lực nén, đẩy, giúp giảm chấn động xương cột sống. Chính vì thế nếu vùng này bị tổn thương đồng nghĩa với việc 

Tuy là vùng phải thích nghi với các hoạt động cơ học lớn của cơ thể nhưng chúng chỉ được nuôi dưỡng qua đường thẩm thấu. Nếu trong thời gian dài phải làm việc quá sức thường sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 và S1 là vị trí thường bị nhất do 2 đĩa đệm này chịu tải trọng chủ yếu của cột sống.  

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Những triệu chứng lâm sàng khi mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

Đau lưng cấp tính

Đau lưng cấp tính là một trong những tình trạng thường gặp nhất. Do mang vác quá sức, bưng bê vật nặng sai tư thể. Những cơn đau này khiến người bệnh không thể cử động, thậm chí  là những cử động nhẹ.

Đối với những cơn đau cấp tính cần phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ tại chỗ mới cử động được.

Đau mãn tính

Những cơn đau lưng mãn tính xảy ra nhiều lần và tái đi tái lại trong thời gian dài. Bệnh gây ra những khó khăn khi cử động liên quan đến cột sống như: cúi, ngửa, xoáy người, với vật trên cao.

Thoái-hóa-cột-sống-lưng-1

Những cơn đau có thể lan xuống các chi dưới nếu dây thần kinh bị chèn. Sẽ đỡ đau hơn nếu được nằm nghỉ ngơi. 

Chẩn đoán giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống được cấu tạo bởi 3 thành phần bao gồm: Nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia thành 4 giai đoạn. Ở từng giai đoạn của bệnh biểu hiện cũng khác nhau.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu bắt đầu có những biến dạng của nhân nhầy. Những vết đứt rách nhỏ ở phía sau của vùng vòng sợi làm lõm vào vùng khuyết. 

Hình ảnh này chỉ có thể nhìn thấy trên phim chụp đĩa đệm, còn những hình ảnh trên phim thường chưa thể phát hiện ra biểu hiện.

Giai đoạn 2 

Nhân nhầy và vòng sợi lúc này có nhiều vết rạn, rách rõ hơn và nhiều hơn.  Khoảng cách giữa các khoang đốt cũng thu hẹp hơn. Lúc này đĩa đệm bắt đầu bị phình ra nhất là ở phía sau do nhân nhầy bị đè ép vào vòng sợi. 

Trên hình ảnh chụp đĩa đệm lúc này xuất hiện khá nhiều tổn thương. Lúc này những biểu hiện bên ngoài là những cơn đau thắt lưng dữ dội, do lúc này dây thần kinh bị kích thích khá mạnh.

Giai đoạn 3

Bước sang giai đoạn này bắt đầu hình thành thoát vị đĩa đệm. Các nhân nhầy,, vòng sợi bị đứt rách ra khỏi khoang gian đốt sống. Ở một số người có thể gặp phải tình trạng đứt dây chằng dọc sau.

Các triệu chứng bên ngoài có thể chia thành 3 mức độ:

  • Kích thích rễ thần kinh
  • Chèn ép rễ, còn một phần dẫn truyền.
  • Mất dây dẫn truyền thần kinh.

Giai đoạn 4

Giai đoạn cuối của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng lúc này nhân nhầy và vòng vợi bị phá vỡ, biến dạng, rạn nứt nặng. Thu hẹp chiều cao khoang đốt sống dẫn đến hư khớp đốt sống. Các biểu hiện lâm sàng là những cơn đau thắt lưng mãn tính, tái phát nhiều lần. 

Các triệu chứng lâm sàng tùy từng cơ địa mà có những biểu hiện khác nhau. Có thể sẽ không theo bất kỳ quy luật hay giai đoạn nào. Ngay cả khi ở những giai đoạn đầu nếu phải lao động nặng, tải trọng cơ thể không cân đối. Những biểu hiện lâm sàng có thể đến nhanh hơn và triệu chứng nặng hơn so với giai đoạn thực.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng những thay đổi trong cuộc sống giúp mang lại hiệu quả bất ngờ. Theo thống kê chỉ khoảng 5 – 10% số người mắc bệnh cần điều trị phẫu thuật. Vậy điều trị bệnh như thế nào để không tiến triển những biến chứng nguy hiểm. 

Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế mức tối đa vận động của cột sống. Theo chế độ của bộ y tế lúc này bạn cần nằm bất động trên giường đệm cứng trong thời gian từ 5 – 7 ngày.

Thời gian nằm nghỉ tại giường có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Tùy vào tình trạng tiến triển của đĩa đệm. Trong thời gian nằm bất động đĩa đệm có thể căng phồng sau khi đã chịu đựng trọng tải nặng và sẽ mất đi chiều cao một cách rõ ràng.

Còn đối với trường hợp bị chèn ép sẽ phồng nhanh hơn là một đĩa đệm đã hoàn toàn bị hút cạn. Một chế độ nằm tại chỗ bất động giúp cho tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không tiến triển nặng hơn.

Các tổ chức thoát vị đĩa đệm có sự tái tạo và nhỏ dần về trạng thái ban đầu. Cần tự giác thực hiện để kết quả đạt được nhanh chóng.

Trong thời gian nằm bất động có thể kết hợp với các phương pháp điều trị như: chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống, vật lý trị liệu. Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, vitamin nhóm B.

Tùy theo từng trường hợp nặng nhẹ mà thời gian điều trị cũng khác nhau. Thời gian có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần. Sau thời gian này có thể vận động nhẹ nhàng, tập các động tác nhẹ ở tư thể nằm.

Trong thời điểm này trành những vận động mạnh như cúi, với, xoay người… Không được cúi người để xách vật nặng làm mất cân đối người. Khi ngủ cần nằm nghiêng người, thả hai chân xuống sản, ngồi dậy và cần gắng sức và độ vươn của cột sống. 

Không nên ngồi dậy theo tư thế thẳng người. Không đứng hay ngồi quá lâu một tư thế không đổi. Không chạy bộ, chơi thể thao dù là bài tập nhẹ nhàng như đi bộ. Thời gian này có thể phải kéo dài khoảng 6 tháng mới có thể hoạt động cột sống lại bình thường.

Nếu không được điều trị đúng cách và sớm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường gặp nhất là hiện tượng chèn dây thần kinh tọa, gây nên những cơn đau nhức, buốt vùng mông. Cơn đau lan dọc theo đùi xuống cẳng chân, ngón chân, mu bàn chân.

Một số biến chứng khác như gây teo cơ, mất khả năng vận động chi dưới. Thậm chí có người còn phải thụt tháo và thông tiểu.

Khi có những triệu chứng biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần đến những cơ sở y tế chuyên khoa để có chuẩn đoán chính xác nhất. Không nên tự ý điều trị hay dùng thuốc tại nhà có thể gây ra những hậu quả không lường.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi