Glucosamine – Một phân tử rất quan trọng đối với quá trình hình thành sụn khớp và kích thích sản xuất dịch nhầy bôi trơn cho khớp. Chúng ta hoàn toàn có thể tổng hợp glucosamine cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Thế nhưng, khả năng tổng hợp này giảm dần khi cao tuổi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ cung cấp bổ sung đủ hàm lượng glucosamine cho cơ thể.
Tác dụng của glucosamine với sụn khớp đã được khẳng định bằng nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Sử dụng hàm lượng glucosamine vừa đủ giúp bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ cho khớp vận động linh hoạt, giảm đau, làm chậm quá trình phá vỡ khớp và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp.
Glucosamine là gì?
Glucosamine được phân loại vào nhóm đường amin, là một hợp chất tự nhiên và chúng được tổng hợp từ glucose. Chất này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hình thành nên sụn khớp, duy trì sự ổn định của sụn cũng như kích thích tăng tiết dịch nhầy bôi trơn cho khớp hoạt động trơn chu, linh hoạt hơn.
Cơ thể con người có đủ khả năng để tự tổng hợp glucosamine. Thế nhưng, chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng này khá lớn. Muốn bổ sung đủ hàm lượng glucosamine cần thiết thì chúng ta nên dùng thêm thực phẩm chức năng bổ trợ. Đối với nhóm sản phẩm này, glucosamine thường được lấy từ vỏ của các loài động vật hoặc được tổng hợp từ phòng thí nghiệm.
Tác dụng của glucosamine trong việc chăm sóc sức khỏe rất lớn. Cụ thể, người ta dùng thành phần này để hỗ trợ cải thiện chức năng của sụn khớp, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp diễn ra. Thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine thường được dùng qua đường uống.
Glucosamine có tác dụng gì?
Sự đóng góp của glucosamine vào quá trình chăm sóc sức khỏe xương khớp đã được chứng minh bằng khoa học. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của glucosamine, chúng ta sẽ tham khảo thêm nội dung chi tiết bên dưới đây.
Hỗ trợ khớp khỏe mạnh
Glucosamine là thành phần tồn tại một cách tự nhiên trong cơ thể. Thành phần này có vai trò lớn trong việc hỗ trợ phát triển ổn định cho các mô ở giữa khớp. Các mô này tạo thành sụn khớp, có độ bền cao, dai và có sự đàn hồi. Thế nên, sụn khớp giữ vai trò bảo vệ đầu xương không bị cọ xát trong quá trình vận động. Sụn khớp kết hợp với dịch nhầy tạo ra độ linh hoạt cho tất cả các khớp trên cơ thể, giảm ma sát, đau nhức.
Ngoài tác dụng hỗ trợ hình thành sụn khớp, glucosamine còn kích thích sản sinh dịch khớp. Theo thời gian, do độ tuổi hoặc thói quen vận động mà dịch khớp có thể bị khô đi. Điều đó gây ra ảnh hưởng lớn cho vận động. Như thế, nhờ có thành phần glucosamine mà các chức năng của sụn khớp, dịch khớp được phát huy tối đa, bạn sẽ có được hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.

Giảm mức độ viêm
Trong y học, bác sĩ thường sử dụng glucosamine trong liệu trình điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp hoặc một số tình trạng viêm khác nhau. Các nghiên cứu đã cho thấy, khả năng ngăn ngừa và chống viêm của người bệnh khi được bổ sung thêm glucosamine đúng lúc, đúng thời điểm tăng lên.
Đã có một nghiên cứu trên 200 người sử dụng glucosamine đều đặn, đúng phương pháp. Kết quả cho thấy mức giảm hai dấu hiệu sinh hóa cụ thể của tình trạng viêm CRP và PGE lần lượt là 28% và 24%. Vì thế, các chuyên gia đã khẳng định glucosamine hoàn toàn có khả năng hỗ trợ giảm viêm cho người bệnh, nhất là với bệnh nhân xương khớp.
Hỗ trợ điều trị rối loạn xương khớp
Bổ sung glucosamine đều đặn sẽ hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh lý xương khớp hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phân tử này làm ngưng trệ sự rối loạn xương khớp trong giai đoạn đang bị bệnh. Chứng bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương không tiến triển quá nhanh theo chiều hướng tiêu cực.
Bệnh nhân sử dụng glucosamine hàng ngày hoặc theo chỉ định từ bác sĩ sẽ giảm đi tình trạng đau xương do viêm rõ rệt. Dùng đều đặn và lâu dài hơn thì quá trình hồi phục bệnh cũng được rút ngắn thời gian.
Giúp kiểm soát viêm bàng quang kẽ
Tác dụng của glucosamine trong việc hỗ trợ kiểm soát viêm bàng quang kẽ cũng rất hiệu quả. Theo đó, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng một hàm lượng glucosamine phù hợp để bệnh nhân cải thiện quá trình phục hồi bệnh lý. Viêm bàng quang kẽ là tình trạng bệnh liên quan tới sự thiếu hụt của glycosaminoglycan. Trong khi đó, glucosamine lại là tiền chất của hợp chất này. Điều đó có nghĩa bổ sung glucosamine hợp lý thì cơ thể chúng ta cũng sẽ có đủ glycosaminoglycan.
Khả năng điều trị đa xơ cứng (MS)
Chứng bệnh đa xơ cứng cũng có thể được khắc phục nhờ vào sự hỗ trợ của thành phần glucosamine. Giới chuyên gia đang xem xét đến việc sử dụng glucosamine cùng một vài liệu pháp y học hiện đại để điều trị đa xơ cứng tái phát. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một ý tưởng có tính khả thi. Chúng ta không nên tự ý dùng glucosamine cho mục đích này nếu như không có sự hỗ trợ hay chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Cải thiện bệnh tăng nhãn áp
Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra glucosamine có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề tăng nhãn áp cho bệnh nhân. Sự có mặt của thành phần này có thể hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe của mắt nhờ vào việc làm giảm viêm và hạn chế oxy hóa trong võng mạc người dùng.
Liều dùng và cách sử dụng Glucosamine đạt hiệu quả
Thông thường, bệnh nhân viêm xương khớp cần được bổ sung khoảng 1200 – 1500mg/ngày. Với trẻ em, chưa có một chỉ định nào khuyến khích trẻ em sử dụng glucosamine. Vì thế, nhóm đối tượng này bắt buộc phải tham khảo thêm hướng dẫn từ bác sĩ. Glucosamine cần sử dụng đều đặn từ 2 đến 3 tháng, có thể nhắc lại sau 6 tháng tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Người dùng có thể uống glucosamine vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, miễn sao chúng ta cảm thấy thuận tiện nhất. Có một số phản hồi cho rằng uống glucosamine vào buổi sáng sau bữa ăn sẽ tránh gây hại cho dạ dày, giúp tăng cường khả năng hấp thụ cho cơ thể nhằm phát huy hiệu quả tối đa.

Trong quá trình sử dụng glucosamine, chúng ta không cần kiêng khem ở chế độ dinh dưỡng. Mọi người cứ ăn uống bình thường, đa dạng hóa thực phẩm để bổ sung dưỡng chất một cách đồng đều.
Sử dụng glucosamine nên uống với nhiều nước. Bởi vì nước hỗ trợ rất tích cực cho quá trình chuyển hóa và hấp thụ của cơ thể. Bằng cách uống nhiều nước, chúng ta cũng đã giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, cung cấp đủ nước cho các tế bào làm việc triệt để.
Glucosamine có gây tác dụng phụ không?
Về cơ bản, glucosamine không gây ra tác dụng phụ hay ảnh hưởng xấu cho cơ thể người dùng nếu như bổ sung đúng cách, đủ liều lượng. Tuy nhiên, đôi khi do sức khỏe của người dùng có sự bất tương thích với glucosamine, cơ thể bạn cũng có khả năng xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: Tiêu chảy, ợ nóng, táo bón, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau nhẹ vùng thượng vị, đau đầu, mất ngủ, da mẩn đỏ.
Các triệu chứng đó sẽ mất khi bạn dừng bổ sung thuốc glucosamine của Úc. Đồng thời, các bạn cũng nên tìm tới chuyên gia sức khỏe, các nhân viên y tế để được họ giúp đỡ, đưa ra hướng xử lý tối ưu nhất.
Trên thế giới cũng có một số rất ít trường hợp bị sốc phản vệ do sức khỏe kém mà dùng glucosamine quá liều. Vì thế, tuân thủ nghiêm túc về liều lượng là điều đặc biệt quan trọng. Nói tóm lại, glucosamine sẽ an toàn đối với người dùng khi chúng ta sử dụng chúng hợp lý và theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc của bác sĩ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng glucosamine
Bổ sung thuốc bổ khớp glucosamine của Nhật, Mỹ, Úc… theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không tự ý tăng hoặc giảm đi liều lượng chỉ định.
Glucosamine không phải thuốc để chữa bệnh, thành phần này chỉ có tác dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ làm giảm đi các triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Dùng sản phẩm phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thành phần để tránh sự mẫn cảm ngoài mong muốn.
Không dùng glucosamine cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay người đang điều trị bệnh nặng phải có tư vấn của bác sĩ. Glucosamine chống chỉ định với đối tượng đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tăng lipid máu statin, thuốc trợ tim.
Câu hỏi thường gặp khi sử dụng Glucosamine
Người dùng sẽ có khá nhiều câu hỏi trong quá trình sử dụng glucosamine. Vì thế, chúng ta sẽ tổng hợp lại để giải quyết các vấn đề đó thật rõ ràng, triệt để.
Có nên uống Glucosamine mỗi ngày không?
Glucosamine an toàn cho sức khỏe, thường được tách từ một số nguyên liệu tự nhiên. Thế nên, dùng thành phần này mỗi ngày đều rất an toàn. Đặc biệt là bổ sung glucosamine bằng thực phẩm chức năng thì hàm lượng đã được tính toán cẩn thận.
Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn sản phẩm glucosamine nào thì có thể tham khảo các sản phẩm Glucosamine Blackmores, Glucosamine Golden Health của Úc, Kirkland Glucosamine HCL 1500mg của Mỹ hay Glucosamine Orihiro của Nhật,…
Xem thêm: Top 9 thuốc bổ xương khớp Glucosamine tốt nhất hiện nay.
Uống glucosamine bao lâu thì có hiệu quả?
Tùy vào mục đích sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe của từng người mà tác dụng của glucosamine sẽ có sự nhanh, chậm khác nhau. Chính vì nên sử dụng glucosamine lâu dài để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Những đối tượng nào không nên sử dụng Glucosamine?
Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tăng lipid máu statin, thuốc trợ tim thì không nên sử dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn mẫn cảm với thành phần của sản phẩm bổ sung glucosamine cũng nên cân nhắc.
Cách bảo quản Glucosamine
Để bảo quản tốt cũng như không làm mất đi tác dụng của glucosamine chúng ta cần để sản phẩm bổ sung ở nơi khô mát, thoáng và tránh nhiệt độ cao. Để glucosamine tránh xa tầm tay của trẻ em và tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.