Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở người lao động nặng và người cao tuổi. Những cơn đau lưng cấp và mãn tính do bệnh gây ra, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống lao động.
Vậy có nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? Hãy dành ra ít phút để tìm hiểu thông tin hữu ích qua bài viết này.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người ở độ tuổi lao động. Những người cao tuổi khi xương khớp bị thoái hóa cũng là mục tiêu của căn bệnh này.

Đĩa đệm được chia thành 2 bộ phận như: nhân nhầy, và bao xơ. Bao xơ là lớp vỏ cứng nằm ở giữa 2 đốt sống mà nó bảo vệ.
Nguyên nhân thoát vị là do khối nhân nhầy bị thoát khỏi bao xơ vỏ bọc bên ngoài của đĩa đệm. Sau đó chèn lên rễ thần kinh gây ra những cơn đau lưng mãn tính hoặc cấp tính. Gây khó khăn trong việc đi lại, cúi, xoay người, ngồi…
Những người thường xuyên lao động năng, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Thường có nguy cơ rất cao mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia thành 4 giai đoạn. Những biểu hiện được thể hiện khác nhau qua từng giai đoạn.
Giai đoạn 1
Rối loạn cảm giác đau lưng ở giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này lớp bao xơ bắt đầu xuất hiện những vết rạn, nứt nhỏ. Chỉ có thể nhìn thấy trên hình ảnh chụp đĩa đệm.
Các lực của tay, chân bị suy giảm cảm nhận được. Khó khăn trong việc cúi người, xoay người, xách vật nặng.
Xuất hiện những cơn đau vùng thắt lưng khi cúi người, với vật trên cao. Hay thậm chí hắt hơi cũng cảm thấy đau nhói.
Khi đi, đứng, ngồi, nằm sấp, ngồi dậy khi đang nằm sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng.
Đối với nam giới có thể gây ra biểu hiện rối loạn cương dương.
Giai đoạn 2
Cơn đau lưng bất thường nhưng sẽ giảm đi khi được nằm nghỉ ngơi. Đây là biểu hiện của những cơn đau cấp tính. Thường xuất hiện trong giai đoạn 2 của bệnh, khi lớp bao xơ đã bị tổn thương khá nhiều.
Giai đoạn 3
Vùng thoát vị của bạn ở vùng dưới thắt lưng bạn sẽ cảm thấy rất đau tại khu vực chi dưới. Tê bì chân tay, xảy ra thường xuyên, Nhất là khi cầm nắm hoặc thực hiện việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn.

Khi thoát vị xuất hiện bạn có thể bị rối loạn tiểu, đại tiện. Do lúc này nhân nhầy chèn ép vào vùng rễ dây thần kinh thắt lưng.
Giai đoạn 4
Hiện tượng teo cơ có thể xảy ra ở giai đoạn 4 của bệnh. Lúc này vùng thoát vị chèn hết ra khỏi vùng bao xơ. Chèn lên hết các rễ thần kinh gây teo cơ ở vùng bắp tay, bắp chân. Thậm chí có thể dẫn đến liệt một số bộ phận.
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau lưng hoặc vùng thắt lưng
Tùy vào từng cơ địa mà triệu chứng của bệnh cũng khác nhau. Kể cả bệnh đang ở giai đoạn đầu nhưng nếu phải thường xuyên lao động nặng thì cũng có thể có những triệu chứng ở giai đoạn 3 hoặc 4.
Lời khuyên rằng nếu cảm nhận được những khó khăn trong việc sử dụng xương cột sống. Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác nhất. Việc phát hiện bệnh sớm góp phần điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay
Theo cơ chế sinh học bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ không thể chữa khỏi hẳn. Những biện pháp như dùng thuốc hay phẫu thuật chỉ có tác dụng tạm thời. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chỉ được coi là khỏi khi đĩa đệm có khả năng tái tạo thành một đĩa đệm mới.
1. Không dùng thuốc
Bệnh thoát vị đĩa đệm ở những giai đoạn đầu có thể không cần dùng thuốc. Điều trị bệnh bằng phương pháp nằm bất động trên giường đệm cứng trong thời gian từ 5 – 7 ngày. Có một số trường hợp có thể phải nằm từ 1 -2 tuần.
Mục đích của việc nằm bất động là giúp vùng đĩa đệm được định hình về vị trí ban đầu. Kèm theo là những phương pháp vật lý trị liệu như: chườm nóng, massage, sóng cao tần, tia hồng ngoại… Sau thời gian khoảng 6 tháng bạn có thể tập luyện những bài tập nhẹ nhàng. Theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Với những biện pháp này có tác dụng giảm đau, cải thiện khả năng vận động. Dùng trong những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu.
Kèm theo một chế độ dinh dưỡng đủ chất. Cung cấp đầy đủ các chất canxi, chất xơ và các nhóm vitamin.
Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng như:
- ZS chondroitin
- glucosamine
- Thuốc bổ xương khớp
2. Dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm giúp tiêu hủy phần nhân nhầy bị thoát ra ngoài vùng bao xơ. Qua đó giảm đi khối nhân nhầy bị thoát vị và những triệu chứng đau nhức nhanh nhất.

Các loại thuốc điều trị gồm có:
- Thuốc giãn cơ decontractyl hoặc myonal
- Thuốc chống viêm không chứa steroid
- Thuốc giảm đau melixicam, paracetamol.
- Thuốc bổ sung omega 3 và vitamin nhóm B
- Tiêm steroid ngoài màng cứng.
Ngoài ra, có một số bài thuốc nam từ những nguyên liệu thiên nhiên như lá lốt, ngải cứu, vỏ bưởi, muối, cây xương rồng… Cũng được nhiều người áp dụng để giảm tình trạng viêm, đau ở vùng thắt lưng mỗi khi lên cơn đau cấp tính.
3. Phẫu thuật
Nhiều người khi bị thoát vị đĩa đệm thường nghĩ đến biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng chỉ nên phẫu thuật ở các trường hợp nghiêm trọng, điều trị nội khoa không có kết quả.
Việc phẫu thuật bác sĩ sẽ có những can thiệp tùy vào mức độ của bệnh. Đối với trường hợp còn có thể khắc phục được bác sĩ sẽ tiến hành gọt bỏ phần nhô ra. Nếu tình trạng bệnh quá nặng có thể sẽ phải thay toàn bộ phần đĩa đệm bằng đĩa đệm nhân tạo.

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn những phương pháp phẫu thuật như: nội soi, mổ phanh. Thời gian vài ngày sau phẫu thuật bạn sẽ phải đối diện với những cơn đau dữ dội tại vị trí vết mổ.
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật thay đổi tùy vào cơ địa từng người khoảng từ 2 – 4 tuần. Sau thời gian này bạn sẽ phải thực hiện những bài tập vật lý trị liệu. Những bài tập nhẹ nhàng ở tư thế nằm sau đó khắc phục dần lại khả năng vận động của cột sống.
Sau phẫu thuật cần chú ý những gì?
Biện pháp phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Sau khi làm phẫu thuật bạn vẫn phải tuân theo những lời dặn của bác sĩ. Vì bệnh vẫn có khả năng tái phát lại.
- Thay đổi công việc nếu đó là công việc phải mang vác nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Cung cấp đầy đủ canxi, vitamin. Đặc biệt là sữa nên uống từ 2 ly sữa mỗi ngày rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
- Không nên ăn các thực phẩm chứa chất béo, cay nóng.
- Kiêng bia, rượu và các chất kích thích tới mức tối đa.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh khá phổ biến. Nếu ở mức độ bệnh nặng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Không nên tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà nếu những biểu hiện của bệnh ngày một nặng hơn. Tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.