Khô khớp gối nên ăn gì? Có nên đi bộ không?

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

kho-khop-goi

Khô khớp gối là bệnh phổ biến ở người lớn tuổi nhưng ngày càng dễ bắt gặp ở cả người trẻ. Đây là một căn bệnh khó có thể chữa trị dứt điểm và gây phiền toái cho người bị bệnh. Vậy thực tế bệnh khô khớp gối là bệnh gì? Nên ăn gì và điều trị như thế nào để để cải thiện?

Triệu chứng của bệnh khô khớp gối

Cấu tạo của một khớp gối bao gồm xương, sụn đầu gối và các cấu trúc mềm. Trong đó, bao khớp nằm trong cấu trúc mềm là bộ phận chính có khả năng tiết dịch để giảm tình trạng ma sát và tổn thương khớp. Dịch khớp không chỉ đóng vai trò giúp di chuyển linh hoạt mà còn nuôi dưỡng sụn, giúp sụn không bị mài mòn. Khi dịch khớp bị khô hoặc ít đi, các tế bào ở đầu gối giảm và ngừng hoạt động, đầu gối sẽ có hiện tượng đau nhức, phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển, kéo dài sẽ gây ra bệnh mạn tính.

khop goi

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh khô khớp gối là đau nhức đầu gối nhiều lần và từ nhẹ đến nặng. Mỗi khi di chuyển, cơn đau sẽ tăng lên và có tiếng kêu phát ra bên trong đầu gối. Cơn đau bắt đầu từ đầu gối sau đó kéo lên đùi hoặc bắp chân. Nhìn bên ngoài khớp gối có hiện tượng sưng đỏ, nóng, không gập được.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh khô khớp gối

Tình trạng lão hóa: Các cơ quan và mô mềm suy yếu là nguyên nhân chính khiến khớp gối ngày càng dễ bị tổn thương. Lớp sụn gối dễ bị mài mòn, dịch tiết ít đi gây ra căn bệnh khô khớp gối. Lão hóa có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối có thể là nguyên nhân dẫn đến khô khớp gối ở người già.

Thiếu dưỡng chất: Sụn bị khô cứng, dễ vỡ có thể là do thiếu chondroitin. Đây là chất giúp hút nước vào sụn, giúp sụn luôn mềm dẻo, giữ độ đàn hồi và làm giảm tình trạng khô cứng khớp.

Chế độ sinh hoạt: Sinh hoạt không khoa học, không tập thể dục, thiếu chất dinh dưỡng, ngủ thiếu giấc cũng khiến cho khả năng tiết dịch ở bao khớp giảm đi rõ rệt gây ra khô khớp gối.

Các đối tượng dễ mắc bệnh khô khớp gối

Người trung niên và người già: Tình trạng lão hóa nêu trên thường gặp nhất ở người già trên 60 tuổi. Tuy nhiên, ở thời đại hiện nay, xu hướng người trẻ và người trung niên mắc bệnh khô khớp gối cũng ngày càng gia tăng.

Dân văn phòng: Do tính chất công việc ngồi lâu và nhiều, ít vận động nên dân văn phòng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng khô, cứng khớp gối. Lâu dần, khớp gối mất đi khả năng đàn hồi, kém linh hoạt.

Người lao động nặng: Những người thường xuyên mang vác hay kéo các vật nặng sẽ dễ bị giãn dây chằng, ảnh hưởng đến cơ, bao sụn khớp và mòn sụn khớp.

Người bị trật khớp gối, viêm khớp gối: Những bệnh này hay xảy ra nhất ở những người chơi thể thao, bị tai nạn. Các tình trạng trên ảnh hưởng trực tiếp đến khớp và xương đầu gối nên dễ dẫn dẫn đến bệnh khô khớp gối.

Người bị béo phì: Trọng lượng cơ thể dồn xuống chân và đầu gối khiến tình trạng giãn dây chằng, thoái hóa khớp dễ xảy ra. Bên cạnh đó, người béo phì cũng mất cân bằng về dinh dưỡng dẫn đến việc không đủ dịch tiết ở đầu sụn khớp.

Khô khớp gối thường khó trị dứt hẳn nhưng người bệnh có thể tăng khả năng hoạt động của bao khớp bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm hoặc thuốc.

Bị khô khớp gối nên ăn gì?

Cá biển

Trong những loại cá biển như cá mòi, cá ngừ, các tích, cá hồi,… đều chứa dồi dào axit béo Omega 3. Sử dụng cá từ 2 – 3 lần mỗi tuần, trong một thời gian dài sẽ giúp bổ sung dưỡng chất để tăng tiết dịch khớp, giảm tình trạng đau và viêm khớp gối.

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc thường gặp như yến mạch, lúa mì, mè, đậu hạt,…là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu, có thể hỗ trợ cơ thể giảm tình trạng lão hóa, chậm quá trình oxy hóa của tế bào và xương khớp. Sử dụng đậu và ngũ cốc thường xuyên sẽ giúp hạn chế thoái hóa sụn, bảo vệ sụn khớp tốt hơn.

thuc-pham-giau-canxi

Rau xanh – trái cây

Tương tự như ngũ cốc, rau xanh và trái cây cung cấp vitamin. Một số loại rau còn chứa dịch nhờn an toàn giúp tăng tiết dịch khớp cho cơ thể như đậu bắp, mồng tơi… Một số rau lại chứa vitamin K tăng cường sự phát triển của mật độ xương và hạn chế bào mòn sụn khớp như bắp cải. Sulforaphane trong bông cải xanh có thể làm giảm quá trình lão hóa và viêm khớp. Trái cây như bơ, cam, canh, đu đủ,… có tác dụng kháng viêm, sản sinh ra các collagen để duy trì khung xương hoạt động dẻo dai, bền bỉ.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa, phô mai hay các chế phẩm khác chứa Vitamin D và canxi giúp cải thiện xương, khớp, sụn, làm chậm sự lão hóa cơ thể. Đồng thời, sữa có thể hỗ trợ tái tạo sụn khớp hiệu quả.

Khô khớp gối nên uống thuốc gì?

Bệnh khô khớp gối không có thuốc đặc trị. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể hỗ trợ giảm đau nhức khớp gối chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên sử dụng thuốc sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Một số loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân khô khớp là thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc chứa Paracetamol, thuốc Corticoid… tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc khi bác sĩ chỉ định, không được tùy ý sử dụng thuốc nếu không có sự theo dõi của bác sĩ.

Để chữa khô khớp gối không dùng thuốc, cách tốt nhất là bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ các loại thực phẩm chức năng bổ xương khớp. Kết hợp sử dụng sụn cá mập (chứa chondroitin) và glucosamine để giảm đau khớp gối và giúp tái tạo sụn, tạo độ mềm dẻo, đàn hồi cho sụn khớp.

Glucosamine là loại đường có sẵn trong hầu hết mô của cơ thể và dồi dào khi còn trẻ nhưng theo thời gian, cơ thể bị lão hóa thì khả năng tự sản xuất glucosamine kém đi. Việc bổ sung glucosamine sẽ giúp cơ thể tái tạo, sửa chữa sụn khớp bị tổn thương, ngăn sụn bị các enzyme trong cơ thể phân hủy, từ đó bảo vệ sụn khớp khỏi tác độ ăn mòn.

Xem thêm: Top 8 viên uống bổ sung glucosamine tốt nhất hiện nay

Chondroitin là thành phần giúp hút nước vào sụn, làm giảm tình trạng sụn khô cứng, dễ vỡ. Chondroitin thường được chiết xuất từ sụn cá mập, mang lại hiệu quả cao cho người dùng. Ngoài ra, chondroitin còn tái tạo gân và dây chằng quanh khớp, giúp khớp xương vận động dễ dàng hơn.

Trên đây là những hiểu biết cần có về bệnh khô khớp gối. Khô khớp gối nếu không được phát hiện kịp thời rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm đến xương khớp. Do đó, cách tốt nhất là phòng bệnh bằng việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, luyện tập thể thao, xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng điều độ để giảm thiểu nguy cơ mắc khô khớp gối nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.

Xem thêm: Các cách chữa đau khớp gối hiệu quả tại nhà

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi