Glucosamine Sulfate là gì? Những điều cần biết khi dùng Glucosamine Sulfate

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

glucosamine-sulfate

Glucosamine sulfate là một hoạt chất được chứng minh là có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan đến thoái hóa khớp gối. Chính vì vậy, rất nhiều thương hiệu và nhãn hàng đã nghiên cứu và kết hợp glucosamine với các thành phần khác như: Chondroitin, Vitamin và các dược chất khác nhằm mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm hỗ trợ xương khớp hiệu quả nhất. 

Mặc dù glucosamine sulfate có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và duy trì sức khỏe xương khớp như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hoạt chất này. Glucosamine sulfate mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe? Nên sử dụng glucosamine như thế nào cho đúng cách và mang lại hiệu quả cao? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Glucosamine Sulfate là gì?

Glucosamine sulfate là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong chất lỏng và các mô đệm của khớp. Ngoài ra, chúng ta còn có thể dễ dàng tìm thấy glucosamine ở lớp vỏ cứng của các loài động vật có vỏ như: Cua, tôm, sò, hến,…

Glucosamine tồn tại ở 3 dạng chính như sau: Glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetylglucosamine. Những chất này có một số điểm giống nhau nhưng khi ở dưới dạng thực phẩm bổ sung thì công dụng của nó khác nhau hoàn toàn. Các chế phẩm của glucosamine đều được kiểm định nghiêm ngặt và được cấp phép sử dụng rộng rãi bởi các cơ quan có thẩm quyền. Chúng đóng vai trò như các sản phẩm hỗ trợ làm giảm đau nhức, sưng viêm và cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp. Bên cạnh đó, glucosamine còn được kết hợp với các dưỡng chất khác như: Vitamin, khoáng chất, chondroitin và các loại dược liệu khác để tạo thành các dạng chế phẩm khác.

Cơ chế tác động của Glucosamine Sulfate

Glucosamine có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên sụn, gân, dây chằng, dịch quanh khớp và các mô của cơ thể. Đặc biệt, glucosamine sulfate còn có công dụng hỗ trợ các tế bào ở sụn tổng hợp thành những phân tử proteoglycan – Thành phần cấu tạo cơ bản của sụn. Đồng thời, glucosamine còn hỗ trợ ức chế sự hình thành cũng như phát triển của các enzyme có khả năng phá hủy sụn khớp như phospholinase A2, collagenase,… và ngăn cản các gốc tự do superoxide gây phá hủy các tế bào sinh sụn. Ngoài ra, hoạt chất này còn hỗ trợ sản sinh các mô liên kết của xương, kích thích sản sinh chất nhầy ở dịch khớp. Mặc dù glucosamine có khả năng tự tổng hợp bởi cơ thể nhưng sẽ giảm dần theo tuổi tác, thời gian. 

co-che-tac-dong-cua-glucosamine-sulfate

Dịch quanh khớp và sụn được coi là một lớp đệm lót giữa các mặt khớp. Do vậy, những người bị thoái hóa khớp, lớp sụn thường có dấu hiệu bị phá vỡ và dần càng trở nên mỏng đi, gây ra ma sát ở mặt khớp và gây ra triệu chứng cứng khớp cũng như đau nhức khớp.

Theo các kết quả nghiên cứu cho biết thường xuyên bổ sung glucosamine sulfate giúp làm tăng khả năng hình thành sụn và dịch quanh khớp, ngăn cản sự phá hủy sụn.

Lợi ích của Glucosamine Sulfate

Glucosamine là một chất được ứng dụng phổ biến trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt hoạt chất này mang lại những công dụng tuyệt vời như:

Đối với bệnh thoái hóa khớp

Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng glucosamine sulfate có công dụng hỗ trợ làm giảm đau nhức xương khớp, đặc biệt với những người bị thoái hóa khớp gối. Trong một số trường hợp, glucosamine có hiệu quả như một số loại thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng: Ibuprofen, Acetaminophen,… Trong khi đó, glucosamine có hiệu quả trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần. Vì vậy, những người đã dùng glucosamine vẫn phải kết hợp thêm thuốc giảm đau nhằm giúp ngăn ngừa quá trình phá hủy khớp hiệu quả hơn. Đặc biệt, glucosamine sulfate giúp ngăn ngừa tình trạng phá hủy khớp trở nên nghiêm trọng hơn nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài. 

Đối với bệnh đau khớp gối

Glucosamine sulfate khi kết hợp với các chất như hyaluronic acid, methylsulfonylmethane,… có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau khớp gối một cách hiệu quả.

loi-ich-glucosamine-sulfate

Đối với bệnh viêm khớp thái dương hàm 

Chondroitin khi kết hợp với glucosamine có khả năng làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng đau khớp, viêm khớp và làm tăng khả năng vận động của hàm. 

Đối với bệnh đa xơ cứng

Khi kết hợp glucosamine sulfate với phương pháp điều trị bệnh đa xơ cứng truyền thống, sẽ có thể làm giảm sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Đối với bệnh tim mạch 

Những người được bổ sung glucosamine sulfate thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn so với những người khác. 

Tác dụng khác

Ngoài những lợi ích cụ thể như trên, glucosamine còn có hiệu quả tích cực trong việc điều trị các bệnh như: Viêm đường ruột, viêm bàng quang kẽ, tăng nhãn áp,…

Xem thêm: Glucosamine có tác dụng gì? Cách sử dụng Glucosamine đạt hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng Glucosamine Sulfate đạt hiệu quả

Liều dùng hợp lý và được khuyến cáo của glucosamine là 1200 – 1500 mg/ngày. Trong trường hợp kết hợp chondroitin và glucosamine thì liều lượng phù hợp là 1200mg/ngày. Glucosamine sulfate là một trong những loại thuốc có tác dụng chậm đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Do vậy, bạn nên kiên trì và sử dụng đều đặn để thấy hiệu quả rõ rệt nhất. 

Trong quá trình sử dụng viên uống glucosamine, người dùng nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng sản phẩm quá mức và không sử dụng đồng thời nhiều chế phẩm của glucosamine khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế. 

Trường hợp sử dụng glucosamine quá liều lượng đã quy định hoặc dùng nhiều loại chế phẩm của glucosamine cùng một lúc có thể dẫn đến tình trạng kết quả xét nghiệm đường huyết bất thường. Đặc biệt những người mắc bệnh đái tháo đường không nên sử dụng sản phẩm nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Những rủi ro khi dùng Glucosamine Sulfate

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosamine có khả năng dung nạp tốt và an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra phản ứng bất lợi. Khi sử dụng glucosamine sulfate thông qua đường uống có thể gặp một vài tác dụng phụ như: Đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy, da mẩn đỏ, ngứa, vùng thượng vị nhạy cảm hoặc có cảm giác đau.

Ngoài ra, một số trường hợp ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng của glucosamine như: Tăng men gan, tăng glucosamine máu, tăng độc tính trên gan, sốc phản vệ. 

Như vậy, để sử dụng glucosamine một cách an toàn và hiệu quả, người dùng nên tham khảo kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, hàm lượng, dạng bào chế và nguồn gốc. Ngoài ra nên kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để phát huy được tối đa hiệu quả. 

rui-ro-glucosamine-sulfate

Những ai không nên bổ sung Glucosamine Sulfate

Glucosamine và các chế phẩm của glucosamine sulfate là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp hữu hiệu khi sử dụng đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi đối tượng đều có thể sử dụng glucosamine sulfate. Vì vậy, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây không nên dùng glucosamine:

  • Những người đang gặp các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,… nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Glucosamine sulfate có liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn. Vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh hen suyễn cần lắng nghe chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi dùng glucosamine.
  • Glucosamine được chiết xuất từ vỏ tôm, cua, sò, ốc, hến và hải sản. Vì vậy, những người bị dị ứng với hải sản nên trao đổi tình hình của mình với bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm có chứa glucosamine.
  • Glucosamine có khả năng tác động tới đường huyết và làm giảm tiết insulin. Tuy nhiên, glucosamine lại là một loại đường amino, do vậy những người đang mắc bệnh đái tháo đường nên thận trọng khi dùng glucosamine và nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong quá trình sử dụng.
  • Tác dụng của glucosamine là tăng khả năng hấp thụ tetracyclin ở dạ dày và ruột, hỗ trợ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị tăng lipid máu statin, thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol,… Vì vậy, không nên dùng glucosamine và các loại thuốc này cùng một lúc.
  • Những người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc trợ tim, thuốc trị tiểu đường không nên sử dụng glucosamine sulfate.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú hoặc trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không nên dùng glucosamine. 
Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi