Thoái hóa khớp gối: 4 Giai đoạn & Phương pháp điều trị

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi

Thoái hóa khớp gối trải qua 4 giai đoạn phát triển với những biểu hiện đặc trưng. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên gây nhiều đau đớn và phiền toái cho sinh hoạt của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị thoái hóa khớp gối đúng thời điểm giúp tăng khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Hiện nay, thoái hóa khớp gối còn gia tăng ở đối tượng trẻ tuổi. Do lối sống ít vận động và dinh dưỡng kém khoa học. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tàn phế và mất khả năng đi lại.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường tập trung vào những người cao tuổi.  Hiện nay, thoái hóa khớp gối còn gia tăng ở đối tượng trẻ tuổi. Do lối sống ít vận động và dinh dưỡng kém khoa học. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tàn phế và mất khả năng đi lại.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp là do rất nhiều yếu tố tác động:

  • Tuổi tác: Khi độ tuổi tăng cao kèm theo việc các tế bào sụn khớp không thể tự tái tạo nếu bị tổn thương. Dịch khớp bắt đầu bị suy giảm nên không còn đủ khả năng cung cấp để bôi trơn ổ khớp.
  • Giới tính: Có lẽ đây là nguyên nhân mà nhiều người không mấy quan tâm. Tuy nhiên do dây chằng của nữ giới thường yếu hơn so với nam giới. Nên dẫn theo lực đè nặng lên đôi chân. Đặc biệt là phần sụn đầu gối. Dẫn đến áp lực trực tiếp dẫn đến thoái hóa tiến triển nhanh hơn ở nữ giới.
  • Thừa cân: Cũng tương tự như trên việc trọng lượng cơ thể khi tăng cân đè nặng lên khớp gối. Dẫn đến chúng dễ dàng bị thoái hóa hơn gấp 6 lần so với người có trọng lượng bình thường. Hơn nữa, người béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp như gout
  • Chấn thương: Các chấn thương gây nứt, vỡ dẫn đến sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị sớm dẫn đến biến dạng khớp gối và ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp.
  • Sử dụng Corticoid không đúng cách: Việc sử dụng loại thuốc này một cách quá lạm dụng có thể làm tăng mức độ thoái hóa khớp

4 Giai đoạn của thoái hóa khớp gối

Giai đoạn 1

Thông thường trong giai đoạn mới phát triển bệnh thoái hóa khớp gối chưa có biểu hiện rõ ràng. Bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau khi vận động liên tục, đứng hoặc ngồi một khoảng thời gian dài.

Ở một số trường hợp tại khớp gối có thể có nhiệt độ cao hơn bất thường. Nhưng không kèm theo sưng, viêm. Trong thời điểm này nếu được xác định bằng ảnh chụp X-quang thì các khe khớp gần như không có gì thay đổi nếu không để ý kỹ. Nếu chụp thêm MRI có thể thấy khớp gối hoàn toàn bình thường.

Điều trị:

Trong giai đoạn việc điều trị chỉ tập chung vào triệu chứng của bệnh. Có thể kết hợp dùng các dòng thuốc như glucosamine, chondroitin… Nhằm bảo vệ khớp cũng như làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Nếu phát hiện ra nguy cơ có thể mắc phải thoái hóa khớp cần điều trị và kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý hơn. Như tập luyện, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để bệnh không phát triển.

Giai đoạn 2 

Bước sang giai đoạn này bệnh đã bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng hơn. Trên hình ảnh X-quang có thể xuất hiện gai xương nhỏ, hẹp khe khớp nhẹ. Do lúc này các tổn thương đang bắt đầu hình thành nên bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn. Đặc biệt là khi đi lại hoặc khi trời lạnh về đêm và sáng sớm.

Ở một số người trong giai đoạn này dịch sụn khớp vẫn đủ khả năng nuôi dưỡng và hoạt động bình thường. Nên các khớp gối vẫn chưa bị cứng, hay khó cử động. 

Điều trị

Một số ít trường hợp ở giai đoạn 2 của bệnh thoái hóa khớp gối đã bắt đầu có những khó khăn trong vận động. Trong giai đoạn này bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Kiểm soát cân nặng tránh để thừa cân, yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp tồi tệ hơn.

Cẩn trọng trong các hoạt động sinh hoạt, đi lại hay làm việc. Hạn chế những công việc mang vác nặng hay sử dụng nhiều đến khớp gối. Hoạt động những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội.

Ở giai đoạn 2 bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được chỉ định điều trị. Dùng một số loại thuốc giúp bảo vệ khớp gối cũng như tái tạo chức năng dịch khớp. Đôi khi chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau pacetamol dùng 1 – 2g/ ngày hoặc thuốc giảm đau bậc 2 paracetamol phối hợp với tramadol 1-2g/ ngày.

Giai đoạn 3 

Giai đoạn 3 các gai xương xuất hiện ngày càng nhiều gây biến dạng khớp gối. Ảnh hưởng rất lớn đến vận động của khớp gối. Trên hình ảnh X-quang các tổn thương xuất hiện nhiều hơn, làm hẹp khe khớp. 

Các cơn đau khớp gối xuất hiện mỗi khi bạn di chuyển, đứng, ngồi lâu một tư thế. Cứng khớp không thể di chuyển vào sáng sớm. Khi cơn đau xuất hiện có thể kèm theo sưng nóng, thậm chí vẹo khớp gối, tràn dịch khớp.

Điều trị

Khi đã biến chuyển đến giai đoạn này bạn bắt buộc phải nhập viện để sử dụng thuốc hàng ngày. Một số loại thuốc chống viêm và các loại thuốc bổ khớp gối. Một số trường hợp nặng có thể sẽ phải tiêm nội khớp để hiệu quả điều trị đạt kết quả tốt hơn. 

Tiêm nội khớp Hydrocortison acetat mỗi đợt từ 2-3 mũi tiêm cách nhau 5 – 7 ngày. Và không vượt quá 4 mũi tiêm đợt.

Bên cạnh đó cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học hơn. Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D, canxi, magie, omega-3… Giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Hạn chế vận động quá nhiều vùng khớp gối làm tổn thương càng trầm trọng hơn.

Dùng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs). Eoricoxia 30mg-60mg/ngày, Meloxicam 7,5-1,5mg/ngày, Celecoxid 200mg/ngày.

Giai đoạn 4

Lúc này các lớp sụn khớp đã bị bong tróc hoàn toàn, để lại các đầu xương chạm vào nhau. Nên khi di chuyển khớp gối có thể nghe thấy tiếng lắc rắc kèm theo cơn đau buốt. Do lúc này các tổn thương bao hoạt dịch rất lớn nên không thể bôi trơn ổ khớp. 

Chỉ còn những đầu xương va chạm với nhau. Bạn có thể gặp tình trạng mất khả năng di chuyển khớp gối, do quá đau nên không thể cử động. 

Trên hình ảnh X-quang các khe khớp bị hẹp hoàn toàn. Các đầu xương bị biến dạng hoàn toàn, gai xương kích thước lớn và nhiều vô kể.

Điều trị

Trong giai đoạn này cần được điều trị tích cực nhằm khắc phục khả năng vận động khớp gối. Ngoài việc sử dụng những loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối. Cận kết hợp các bài vật lý trị liệu cải thiện sự biến dạng khớp gối. Thường chỉ định với những người ngoài 60 tuổi.

Trong một số trường hợp không thể thích nghi được với thuốc điều trị có thể được chỉ định nội soi ở khớp đục xương chỉnh khớp. Nếu trường hợp không thể khắc phục tình trạng khớp cần phẫu thuật thay khớp gối.

Ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị ở thời điểm này những cơn đau thường rất dữ dội. Có thể kết hợp với các loại thuốc bôi ngoài da. Bôi tại vị trí khớp gối bị đau 2-3 lần/ngày. Các loại gel như Voltaren Emugel có tác dụng giảm sưng, đau tại chỗ hiệu quả và rất ít tác dụng phụ.

Nguyên tắc điều trị cho người bị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của một quá trình cơ học và sinh học do sự mất cân bằng giữa các sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này xảy ra do nhiều yếu tố tác động như: di truyền, tuổi tác, chấn thương… Bệnh thường xảy ra trên 80% ở nữ giới. 

Về nguyên tắc điều trị nên giảm đau trong các cơn phát bệnh, Kết hợp với phục hồi chức năng vận động của khớp. Nhằm hạn chế sự biến dạng của khớp làm mất khả năng vận động của ổ khớp.

Lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc trong thời gian quá dài. Dẫn đến những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Ngoài ra, việc thay đổi thói quen ăn uống thiếu khoa học như các thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, rượu, bia… Cũng như các bài tập thể thao nhẹ nhàng là cách giúp xương khớp hoạt động hiệu quả hơn.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi