Bệnh gai khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

khớp goi

Gai khớp gối là một trong những bệnh về cơ xương khớp phổ biến và gây ra nhiều khó chịu nhất hiện nay. Dù vậy, đây không hẳn là một bệnh không thể chữa khỏi, tùy theo mức độ và nguyên nhân bệnh, cách chữa trị sẽ khác nhau. Vậy nên, để có được phác đồ trị liệu phù hợp, trước tiên chúng ta cần hiểu bệnh gai khớp gối là bệnh gì và do đâu mà thành?

Gai khớp gối là gì?

Gai khớp gối hay gai đầu gối là bệnh lý xảy ra khi khớp gối bị tổn thương nặng nề, hoặc bị thoái hóa, khiến lớp sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần. Hệ quả là khi chuyển động, các xương ma sát trực tiếp lên nhau, dẫn đến đau đớn, lâu dần bị tổn thương và mòn dần, kéo theo đó là sự yếu dần của khớp.

Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất, đảm nhiệm phần lớn chức năng di chuyển và chịu lực cho toàn bộ cơ thể nên tốc độ tổn thương và lão hóa rất nhanh. Cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể sẽ bù đắp Calci, hình thành thêm tế bào xương để giảm lực cho khớp. Các tế bào xương này làm biến đổi bề mặt khớp, gây xù xì, tạo ra những mỏm xương nhô ra, gọi là gai xương.

Các gai xương nhô ra, đâm vào gân, cơ, dây chằng, gây cản trở vận động. Trong một số trường hợp, gai xương chèn ép dây thần kinh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra gai khớp gối là gì?

Tuổi tác

Đây là nguyên nhân chính của phần lớn các trường hợp bị gai khớp gối hiện nay. Cùng với sự già đi của cơ thể là sự suy giảm chức năng, tốc độ tái tạo tế bào của cơ thể cũng giảm sút khiến sụn và xương dưới sụn yếu đi trông thấy. Bên cạnh đó, lượng máu cung cấp đến mô ở khớp gối bị hạn chế hơn các bộ phận khác cũng là nguyên nhân khiến khớp gối chậm phục hồi khi gặp chấn thương, nhất là khi về già.

Chấn thương

Các chấn thương khi di chuyển như va chạm, té ngã, tai nạn,… có thể khiến khớp bị tổn thương và yếu đi. Quá trình tự tu bổ của cơ thể sẽ khiến Calci tích tụ tại vị trí bị tổn thương nhằm bảo vệ chúng. Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành gai xương, dẫn đến gai khớp gối.

Các bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác, chẳng hạn, viêm xương khớp hoặc viêm gân, có thể kích thích phản ứng mọc thêm xương của cơ thể, khiến bề mặt xương trở nên xù xì, gồ ghề, hình thành gai xương.

Trong khi đó, ở bệnh nhân viêm khớp cấp thấp, hệ miễn dịch tấn công vào chính các bộ phận khỏe mạnh trong cơ thể, mà cụ thể ở đây là ổ khớp, khiến khớp bị viêm, cũng là nguyên nhân dẫn đến gai khớp gối.

Ở một phương diện khác, béo phì gây áp lực lớn lên khớp gối cũng dẫn đến gai khớp gối. Theo Quỹ Viêm khớp, cứ mỗi kg trọng lượng thừa ra, khớp gối phải gánh chịu áp lực tương đương 1,8kg, áp lực này còn lớn hơn khi chạy bộ hoặc leo cầu thang. Ví dụ, một người thừa 10kg, khớp gối sẽ phải chịu áp lực tương đương 18kg. Nếu tính đến số lượng bước chân mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơ thể phải chịu một áp lực lớn đến nhường nào cũng như tại sao thừa cân gây nên các vấn đề về xương khớp, trong đó có gai khớp gối.

Lối sống

Nguyên nhân chính dẫn đến sự “trẻ hóa” các bệnh xương khớp chính là do cách sống nhanh cho kịp thời đại của người trẻ.

Công việc căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên thức khuya,… khiến hệ miễn dịch suy yếu, không đủ sức bảo vệ khớp trước các tổn thương, viêm nhiễm,…

Sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia,… gây ức chế hoạt động của dịch khớp, khiến khớp trở nên khô, không kịp điều tiết khi cử động, dẫn đến thoái hóa khớp, từ đó hình thành gai xương.

Ở nữ giới, việc mang giày cao gót trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tổn thương khớp gối, từ đó gai xương được hình thành để trợ lực cho khớp.

Cách điều trị gai khớp gối hiệu quả

Gai khớp gối gây ra nhiều bất tiện cho đời sống cũng như sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Càng phát hiện và điều trị sớm, tốc độ phục hồi để trở về với cuộc sống thường ngày càng nhanh.

Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

Điều trị gai khớp gối bằng Tây y

Gai đầu gối có thể gây ra các cơn đau nhức, tê bì do gai xương hình thành đâm vào các cơ, gân, mô mềm. 

Trong trường hợp này, các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid hay nhóm Vitamin B như B1, B2, B6,…có thể giúp làm dịu các cơn đau, giúp người bệnh duy trì công việc thường nhật.

su dung thuoc

Ở trường hợp nặng hơn, các thuốc tiêm trực tiếp vào khớp như Hydrocortison acetat sẽ đem lại tác dụng nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các thuốc này phải được tiêm theo chỉ định của các bác sĩ.

Ngoài ra, các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cải thiện chức năng sụn và xương dưới sụn như glucosamine, MSM, chondroitin, collagen,… cũng giúp giảm các cơn đau cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi khớp.

Vật lý trị liệu

Bên cạnh thuốc Tây, người bệnh nên phối hợp thêm các biện pháp vật lý trị liệu.

Các bài tập nhẹ nhàng như co duỗi khớp, kẽo giãn cơ,… giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh, giảm áp lực cho khớp gối khi di chuyển.

Trong khi đó, mát xa, châm cứu và bấm huyệt giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường máu lưu thông đến các cơ, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng như yếu, teo cơ.

Thay đổi lối sống

Một chế độ sinh hoạt hợp lý cùng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất vừa giúp bệnh gai đầu gối không trở nên trầm trọng hơn vừa đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ thể.

Bổ sung các loại thực phẩm sau có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối:

  • Omega-3 từ cá biển như cá ngừ, cá thu,… có tác dụng chống viêm rất tốt. 
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa thì giúp bổ sung Calci, vitamin D,… là những chất cấu thành nên xương. Chúng đồng thời cũng giúp xây dựng cơ bắp.
  • Vitamin, chất xơ và khoáng chất từ các loại trái cây họ cam chanh, quả mọng, rau có màu xanh thẫm cũng giúp ích cho sức khỏe xương khớp cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, bệnh nhân gai khớp gối nên tránh rượu bia, thuốc lá, các loại thịt đỏ, hải sản, đường,… vì chúng kích thích các phản ứng viêm, làm bệnh tình trở nặng.

Phẫu thuật

Trong các trường hợp nặng, điều trị bảo tồn bằng thuốc và vật lý trị liệu không còn tác dụng thì phẫu thuật phương án cuối cùng.

phẫu-thuật-thần-kinh-tọa

Tùy theo tình trạng bệnh, các phẫu thuật được chỉ định có thể là phẫu thuật cắt, mài bỏ gai xương, phẫu thuật ghép mảnh sụn vào gai xương.

Ở tình huống xấu nhất, phẫu thuật thay hoàn toàn khớp gối cũng có thể được đề nghị.

Phòng ngừa gai khớp gối

Về cơ bản, gai đầu gối hình thành do sự tổn thương khớp gối. Các biện pháp điều trị bảo tồn đa phần chỉ làm giảm các cơn đau nhức và hạn chế thêm sự hình thành gai xương mới. Phẫu thuật cắt bỏ gai xương cũng chỉ giúp giải quyết vấn đề gai khớp gối tại thời điểm đó, chi phí lại khá cao. Đồng thời, khi đầu gối tiếp tục bị tổn thương, các gai xương mới sẽ tiếp tục xuất hiện. Vậy nên, phòng bệnh vẫn luôn là cách chữa trị tốt nhất.

Phần lớn các bệnh xương khớp có thể phòng ngừa bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, có thể kể đến như:

  • Tập thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm áp lực lên khớp gối. Các bài tập yoga cũng giúp cải thiện các vấn đề xương khớp.
  • Chế độ ăn uống đủ Calci giúp xương khỏe mạnh; bổ sung thêm vitamin, chất xơ từ rau củ quả có thể giảm các viêm nhiễm khớp.
  • Hạn chế các thức uống có cồn, thuốc lá vì chúng chứa các chất kích thích phản ứng viêm trong khớp, suy giảm hệ miễn dịch,…
  • Ngâm chân trong nước ấm pha muối kết hợp cùng xoa bóp nhẹ nhàng sau những ngày phải đi, đứng liên tục.
  • Chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Hạn chế làm việc trong các môi trường quá căng thẳng.
Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi