Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

đau-thần-kinh-tọa

Những chứng đau nhức thần kinh tọa luôn khiến người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường lựa chọn sống chung với nó và chấp nhận những cơn đau hành hạ. Trên thực tế, đau thần kinh tọa có thể điều trị và phòng ngừa. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này nhé!

Tổng quan về bệnh lý đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa hay còn được biết đến với tên gọi khác là dây thần kinh hông to. Đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể, xuất phát từ phần dưới thắt lưng đến tận vị trí của các ngón chân.

Trong cơ thể, có 2 dây thần kinh tọa làm nhiệm vụ điều khiển từng bên tương ứng. Chức năng của chúng là chi phối , cảm giác vận động dinh dưỡng và đóng góp một phần vào việc nuôi dưỡng các cơ quan mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa (đau thần kinh hông to) là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Với các biểu hiện vùng đau: đau tại vị trí cột sống thắt lưng và lan dần tới mặt ngoài của đùi, đau mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá và đau lan rộng ra các ngón chân. Vị trí của đau thần kinh tọa tùy thuộc theo thương tổn ở từng bệnh nhân.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa

Theo các thống kê tại bệnh viện Bạch Mai, đau thần kinh tọa bệnh học nội khoa rất phổ biến. Bệnh lý chỉ xếp sau viêm khớp dạng thấp về số lượng bệnh nhân mắc phải. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra nhất khi bệnh nhân gặp phải các tình trạng như: thoát vị đĩa đệm, xương cột sống trên cột sống, hẹp cột sống,… Thông thường bệnh nhân sẽ đau tại một bên.

Nhóm những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này cao nhất bao gồm:

  •  Tuổi tác: người già là đối tượng mắc đau dây thần kinh tọa nhiều hơn so với người trẻ, người trưởng thành. Điều này đến từ những thay đổi, thoái hóa ở cột sống do tuổi tác.
  •  Những người béo phì thường dễ mắc phải tình trạng bệnh lý này. Bởi khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tác động và làm thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa.
  • Những người thường xuyên phải mang vác nặng hoặc ngồi quá lâu một tư thế trong thời gian dài có nguy cơ mắc đau thần kinh tọa nhiều hơn.
  • Bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau thần kinh tọa

Mặc dù là chứng bệnh rất phổ biến. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa lại chưa được hiểu đúng mực. Trên thực tế, nguy cơ dẫn đến tình trạng này đến từ rất nhiều vấn đề, đôi khi có thể bạn không ngờ đến.

  • Nguyên nhân phổ biến nhân gây nên tình trạng đau thần kinh tọa là đĩa đệm cột sống nhô ra. Phần thương tổn này trực tiếp chèn ép lên dây thần kinh tọa và tạo nên các cơn đau.
  • Các nguyên nhân khác cũng được ghi nhận có thể là do các chấn thương bất ngờ, việc bệnh nhân bị viêm khớp thoái hóa lâu ngày hoặc các tình trạng sưng phù dây thần kinh, tổn thương thân đốt sống do khối u, vi khuẩn,…
  • Các nguyên nhân như dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, nhóm cơ thương tật, chảy máu trong, nhiễm trùng,….cũng có thể gây nên tình trạng đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, các nguyên nhân này hiếm gặp hơn.

Triệu chứng của bệnh lý đau thần kinh tọa là gì?

Rất nhiều bệnh nhân mắc chứng đau dây thần kinh tọa nhưng không thể gọi tên bệnh. Bởi lẽ họ không hiểu dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này mà chỉ đơn giản cảm nhận các cơn đau. Thực tế, các triệu chứng đau thần kinh tọa tương đối điển hình và dễ nhận biết. Chúng bao gồm:

  • Các cơn đau dọc theo đường chạy của dây thần kinh tọa. Trong đó, tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện của các cơn đau là khau nhau.
  • Bệnh nhân mắc đau thần kinh tọa cũng thường gặp phải các cơn đau từ cột sống thắt lưng và lan tỏa sang vùng mông, phía dưới chân.
  • Các cơn đau kéo dài khiến người bệnh cảm nhận sự ê ẩm, thậm chí đau dữ dội đến mức không muốn hoạt động. Ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh lâu năm, các cơn đau này có thể dữ dội như co giật. Thậm chí, những cơn đau tác động mệnh khiến người bệnh ho và hắt hơi nhiều lần. Đây là các dấu hiệu ảnh hưởng sâu của bệnh lý này.
  • Cùng với những cơn đau, một số bệnh nhân cũng bị tê và ngứa râm ran như kiến đốt.  

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý đau thần kinh tọa hiện nay như thế nào?

Để có thể xác định chính xác xem mình có mắc bệnh đau thần kinh tọa hay không thì các phương pháp chẩn đoán bệnh đóng vai trò quan trọng. Ngay khi phát hiện cơ thể xuất hiện những cơn đau bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y khoa để được chẩn đoán sớm nhất.

Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh

  • Chẩn đoán dựa trên hệ thống điểm đau Valleix, dấu chuông bấm dương tính.
  • Dấu hiệu Lasègue dương tính của bệnh.
  • Tiến hành các kiểm tra phản xạ gân xương bao gồm phản xạ gân bánh chè giảm hoặc kiểm tra các tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót hoặc tổn thương rễ S1.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Dựa trên những chẩn đoán lâm sàng, các phương pháp cận lâm sàng sẽ được chọn lọc và chỉ định. Trong đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành làm các thủ thuật sau để xác định có mắc đau thần kinh tọa hay không.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác thương tổn của khối thoát vị, mức độ thoát vị địa đệm. Từ đó chỉ ra nguyên nhân của đau dây thần kinh tọa có bắt nguồn từ tình trạng này hay các nguyên nhân khác.
  • Chụp CT-scan thường sẽ chỉ định cùng với chụp cộng hưởng từ.
  • Điện cơ (EMG) sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác các tổn thương rễ thần kinh.
  • Thử nghiệm này đo các xung điện xác định dây thần kinh bị chèn ép do  do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống.
  • Chụp Xquang khu vực cột sống thắt lưng thường ít chỉ ra rõ ràng các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. X-quang thường chỉ được sử dụng trong trường hợp giúp các bác sĩ loại trừ một số nguyên nhân hiếm gặp như viêm đĩa đệm đốt sống hoặc tình trạng hủy đốt sống do ung thư…

Các phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa phần lớn đều được tiến hành để xác định các nguyên nhân. Ở các chẩn đoán chuyên sâu, các bác sĩ cũng xác định chính xác mức độ của bệnh lý này. Từ đó sẽ được ra các phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa như thế nào?

Đặc thù trong cách điều trị đau thần kinh tọa đó chính là điều trị theo nguyên nhân. Chính vì vậy, để có thể điều trị bệnh lý hiệu quả nhất, việc chỉ ra các nguyên tắc là vô cùng quan trọng. 

Điều trị theo hướng giảm đau và phục hồi vận động nhanh. Tùy theo từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định có điều trị nội khoa hay cần can thiệp ngoại khoa. Với những tình trạng đau thần kinh tọa được xác định do nguyên nhân ác tính, lúc này phương án điều trị sẽ là ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa sâu.

Chi tiết các phương án điều trị đau thần kinh tọa như sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp được sử dụng khi tình trạng bệnh còn nhẹ. Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi, an dưỡng để tránh các cơn đau tái hoặc xuất hiện biến chứng. Bệnh nhân cần tránh mang vác nặng, không ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc trị đau thần kinh tọa chỉ được thực hiện khi bác sĩ chỉ định. Lúc này, thuốc giảm đau còn tùy thuộc theo mức độ của bệnh nhân. Một vài các dòng thuốc thường sử dụng là: paracetamol, NSAID,….

dau-than-kinh-toa-uong-thuoc-gi
dau-than-kinh-toa-uong-thuoc-gi

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ để có thể tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bởi lẽ các loại thuốc này khi sử dụng quá liều hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể để lại các tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng phối hợp với các loại thuốc giảm tiết acid để bảo vệ và tránh nguy cơ viêm loét dạ dày.

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Điều trị bằng vật lý trị liệu được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các cơn đau cấp tính. Lúc này các bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ chẩn đoán và tiến hành đưa ra pháp đồ điều trị nhằm phục hồi chức năng. 

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp sẽ thực hiện điều chỉnh tư thế một cách từ từ để hạn chế các cơn đau. Đồng thời chúng cũng giúp tăng cường hoạt động của các khối cơ, cải thiện tính linh hoạt của nhóm cơ, xương và khớp.

Phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện với 3 bài tập:

  • Liệu pháp Mát xa
  • Thể dục trị liệu với các bài tập kéo giãn cột sống. Bệnh nhân có thể tập với xà đơn, bơi hoặc một số bài tập cơ lưng nhằm tăng sức mạnh của cột sống.
  • Hỗ trợ đeo đai để thay đổi tư thế nhằm giảm tải lên đĩa đệm cột sống.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân mắc đau thần kinh tọa nặng. Lúc này sức khỏe của bệnh nhân đã có những ảnh hưởng rất rõ rệt như: bệnh nhân gặp phải hội chứng đuôi ngựa, liệt chi dưới hoặc thậm chí là teo cơ. 

phẫu-thuật-thần-kinh-tọa

Các phương pháp điều trị ngoại khoa hướng đến phẫu thuật để cải thiện tình hình. Tùy theo tình trạng mà các phương pháp này sẽ được chỉ định khác nhau. Có thể là phẫu thuật nội soi, vi phẫu hoặc mổ hở, sóng cao tần,…

Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ngoại khoa đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm nhằm tiến hành cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị tại vị trí gây chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này được chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng bằng phương pháp nội khoa, kê thuốc,…không mang lại kết quả. Hoặc đối với những bệnh nhân có xuất hiện biến chứng rối loạn cảm giác nặng, hạn chế vận động do phát hiện muộn và cần phẫu thuật sớm.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống sử dụng trong trường hợp đau dây thần kinh tọa do nguyên nhân là hẹp ống sống. Sự can thiệp của phương pháp dù mang lại kết quả giúp cắt cơn đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, chúng làm cột sống không còn vững vàng, đặc biệt bệnh nhân dễ tái phát lại.

Điều trị hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hỗ trợ đau thần kinh tọa sẽ giúp cắt cơn đau nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân có thể thực hiện ngay khi các cơn đau tái phát.

  • Chườm lạnh được thực hiện bằng cách bạn có thể đặt một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch đặt trên vùng đau đến 20 phút. Ngay cả khi các cơn đau không có thì cách chườm lạnh này cũng mang lại rất nhiều tác dụng.
  • Chườm nóng được sử dụng cho các khu vực bị tổn thương sâu. Bạn có thể sử dụng các túi chườm nóng hoặc đèn nhiệt, miếng sưởi để chườm kẽ lên các khu vực này.

Các phương pháp điều trị khác

Các liệu pháp điều trị khác với tình trạng đau thần kinh tọa chủ yếu hướng đến điều trị vùng đau thắt lưng.

  • Châm cứu: được sử dụng nhằm giảm đau lưng.
  • Nắn khớp xương sẽ giúp điều chỉnh cột sống để hạn chế các cơn đau và cải thiện chức năng của cột sống.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh lý đau thần kinh tọa

Cách phương pháp phòng ngừa và hạn chế biến chứng bao giờ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa. Chính vì vậy, đau thần kinh tọa kiêng ăn gì hay đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì là điều mà nhiều người thắc mắc.

Luyện-tập-thể-thao

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng, để có thể kiểm soát các cơn đau một cách tốt nhất, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

  • Duy trì hoạt động luyện tập thể dục đều đặn.
  • Ngồi học, làm việc, lao động ở tư thế chuẩn, thay đổi tư thế để cột sống không mỏi.
  • Hạn chế mang vác đồ nặng, quá sức hoặc cường độ làm việc quá nặng.
  • Bệnh nhân nên áp dụng chế độ độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các loại dinh dưỡng tốt cho xương khớp.

Hy vọng rằng, với những thông tin về bệnh lý đau thần kinh tọa mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều hiểu biết. Hãy chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị tích cực để có được hệ xương khớp luôn khỏe mạnh bạn nhé!

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi