Đau lưng dưới là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày. Vậy đau lưng dưới là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Đau lưng dưới là bệnh gì?
Đau lưng dưới là tình trạng các cơn đau xảy ra ở vùng thắt lưng, phía sát dưới mông. Thông thường các cơn đau tập trung ở hai bên trái phải và vị trí chính giữa của cột sống lưng. Thậm chí, người bệnh còn thấy các cơn đau kéo lan xuống đến cả chân. Các cơn đau kéo dài, âm ỉ hoặc cũng có thể đau buốt nhói lên tận óc.

Dựa vào thời gian xuất hiện các cơn đau để có thể phân loại được các giai đoạn của đau lưng dưới như sau:
- Đau cấp tính: Cơn đau kéo dài dưới 6 tuần.
- Đau nửa mãn tính: Cơn đau kéo dài từ 6 đến 12 tuần.
- Đau mãn tính: Cơn đau kéo dài trên 12 tuần.
Đau lưng dưới là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến mọi sinh hoạt, công việc. Đau lưng dưới phần lớn là do kết quả của một chấn thương như: mang, vác vật thể quá nặng, bong gân cơ, ngồi làm việc sai tư thế. Ngoài ra, cũng có thể do một số yếu tố tố tiềm ẩn dẫn đến đau lưng dưới như:
Tuổi tác
Đau lưng dưới thường xảy ra ở độ tuổi trung niên. Trinh bình rơi vào khoảng độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.
Và triệu chứng này càng tăng lên nhanh khi tuổi càng cao. Tuổi cao, chất lượng xương và các sụn khớp cũng giảm dần theo thời gian.
Các sụn khớp bị bào dần, làm giảm đi độ linh hoạt của các khớp xương khiến mọi vận động trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, xương cũng bị mất đi sức mạnh và dễ dẫn đến gãy xương.
Lười vận động
Thường xuyên không tập luyện thể dục thể thao dẫn đến yếu cơ lưng và cơ bụng. Điều này dẫn đến khi vận động đột ngột hoặc vận động liên tục khiến cột sống bị tổn thương và dẫn đến đau thắt lưng.
Thừa cân
Thừa cân, béo phì gây một áp lực khá lớn đè lên cột sống. Đặc biệt là phần cột sống lưng dưới. Và điều này dẫn đến cột sống ở vùng thắt lưng dễ bị bào mòn và gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài.
Do tính chất công việc
Những người thường xuyên phải nâng, mang vác hoặc đẩy vật thể quá nặng sẽ ảnh hưởng đến cột sống lưng. Có thể gây chấn thương và dẫn đến các cơn đau âm ỉ, kéo dài nhiều ngày liên tiếp.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng dưới
Vậy, đau lưng dưới là triệu chứng của bệnh gì? Đau lưng dưới có trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong đó, có trường hợp liên quan đến thoái hóa cột sống. Đây là cách gọi chỉ việc cột sống bị lão hóa, mất dần đi cấu trúc xương và giảm dần khả năng lao động. Thông thường xảy ra ở các vùng đĩa đệm, vùng xương sống.
Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, đau lưng dưới là do một số nguyên nhân cơ học gây nên như:
Bong gân
Bong gân là sự tổn thương của các bao khớp. Chúng thường xảy ra ở sau một sống vận động quá mạnh nhưng không gây nên gãy xương hay trật khớp. Bong gân thường phổ biến ở các dây chằng, có thể xảy ra là do nâng vật quá nặng hoặc không đúng cách. Những cử động này dẫn đến các cơn đau ở vùng thắt lưng dưới, cột sống.

Chấn thương
Chấn thương là tổn thương đến dây chằng và cơ. Điều này dẫn đến đau âm ỉ thắt lưng. Chấn thương cũng có thể dẫn đến vùng đĩa đệm bị vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm gây áp lực nên dây thần kinh tủy sống. Khi các dây thần kinh bị chèn ép quá mức và có thể xảy ra đau dây thần kinh tọa, đau lưng.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau thắt lưng. Đây là trường hợp các thành phần của đĩa đệm bị thoái hóa. Khi bị thoái hóa sẽ dẫn đến các cấu trúc xương bị thay đổi.
Chỉ cần chuyển động bất thường của các cấu trúc khớp, sụn, dây chằng, bề mặt xương của đốt sống…cũng gây ra đau thắt lưng. Nếu không điều trị kịp thời thoát vị đĩa đệm bị chèn ép và phình to ra, dẫn đến đau thắt lưng.
Đau dây thần kinh tọa
Đây là dây thần kinh dài và lớn nhất trong cơ thể. Dây thần kinh tọa chạy từ vùng thắt lưng, qua vùng xương chậu rồi đến mông và xuống chân. Khi bị dây thần kinh tọa chèn ép dẫn đến các cơn đau chạy dọc theo cột sống lưng. Thông thường sẽ xảy ra ở một bên của cơ thể. Ảnh hưởng toàn bộ đến một phần hoặc hoàn toàn mông, đùi, hông, bắp chân, bàn chân. Và đây được gọi là đau dây thần kinh tọa.
Rễ cây thần kinh
Đây là một tình trạng gây ra bởi sự chèn ép, tổn thương đối với rễ cây thần kinh tại cột sống. Người bệnh sẽ có cảm giác đau, tê hoặc cảm giác ngứa ran lan tỏa khắp các khu vực khác của cơ thể theo đường đi của chính dây thần kinh đó. Rễ cây thần kinh còn có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm, vỡ đĩa đệm hoặc khi hẹp cột sống.
Hẹp cột sống
Là hẹp cột sống gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh. Lúc đó, dây thần kinh có thể gây đau hoặc tê nhức khi đi bộ. Theo thời gian sẽ dẫn đến chân yếu và mất hết các cảm giác.
Trên thực tế, tình trạng đau lưng dưới là biểu hiện của các bệnh:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống lưng, rối loạn chức năng khớp, gãy, chấn thương cột sống và xuất hiện các khối u do vùng khác di căn tới
Triệu chứng thường gặp
Đau lưng dưới có thể xuất hiện đột ngột, đau âm ỉ kéo dài, thậm chí đau dữ dội theo thời gian gây phiền hà và ảnh hưởng tới cuộc sống. Đặc biệt khiến người bệnh khó vận động, đi lại sinh hoạt hằng ngày khó khăn với các triệu chứng như:
Đau lưng dưới bên trái
Thông thường các cơn đau lưng dưới bên trái diễn ra trong một thời gian ngắn. Các cơn đau xuất hiện từ vùng giữa lưng trái rồi lan xuống thắt lưng dưới.

Đối với trường hợp người bệnh đau lưng dưới bên trái do căng cơ thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài quá 3 tháng tức bệnh đã tiến triển sang một giai đoạn nguy hiểm bắt buộc người bệnh cần xác định nguyên nhân đau lưng để kịp thời điều trị. Các nguyên nhân dẫn tới đau lưng dưới bên trái gồm:
- Tổn thương các mô mềm, cơ, dây chằng cột sống, khớp bị dính.
- Chấn thương cột sống lưng.
- Các cơ quan sinh dục như thận, ruột, tụy,… gặp vấn đề.
- Do các bệnh lý về xương khớp: Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,…
Đau lưng dưới bên phải
Nếu thường xuyên cảm thấy đau lưng từ vị trí giữa lưng bên phải sau đó kéo dài xuống vùng thắng lưng thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh: sỏi thận, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu, gai cột sống lưng,…
Giai đoạn đầu, người sẽ chỉ cảm thấy đau âm ỉ, nhưng khi nặng dần, người bệnh sẽ đau sang cả phần thắt lưng phải rồi lan xuống vùng háng và các bộ phận khác.
Đau lưng dưới gần mông
Đau lưng dưới gần mông là vị trí liên quan trực tiếp tới các vấn đề từ đốt L2 đến đốt sống cùng S1 mà người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi ẩn dấu đằng sau đó chính là những mối nguy hiểm, là triệu chứng khởi phát của các bệnh lý:

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng (các đốt L3, L4, L5, S1): Bệnh gây ra những cơn đau lưng dưới âm ỉ và dữ dội do phần đĩa đệm giữa các đốt sống mất khả năng đàn hồi, độ giảm sóc của cột sống bị suy giảm.
Hẹp ống sống: Bệnh xuất hiện do bẩm sinh hoặc di chứng từ chấn thương gây ra những cơn đau cấp tính.
Bệnh phụ khoa: Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng, viêm tụy, viêm túi mật, u xương… là những nguyên nhân gây ra đau lưng dưới gần mông ở người bệnh.
Đau lưng dưới gần xương chậu
Bệnh đau lưng dưới gần xương chậu xảy ra do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Các cơn đau bắt đầu từ vùng khớp chậu gần mông, sau đó lan xuống mặt sau đùi.
Khi người bệnh chuyển tư thế nằm sang đứng, đứng dậy đột ngột hoặc đứng quá lâu, khom lưng, đi lại nhiều các cơn đau sẽ xuất hiện và tăng lên. Nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh này có thể do: Lao động quá sức, khuân vác nặng, do bẩm sinh, di truyền…
Điều trị đau lưng dưới
Để có thể chữa dứt điểm chứng đau lưng dưới, người bệnh cần tìm ra nguyên căn của bệnh. Việc tìm ra nguyên căn và có phác đồ điều trị bệnh sớm là việc vô cùng cần thiết đối với người bệnh. Cùng điểm qua các cách điều trị sau để lựa chọn hướng giải quyết đúng đắn với căn bệnh này.
Chăm sóc tại nhà
Trong 72h đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà để điều trị đau nhẹ hoặc cấp tính từ căng cơ, cũng như giảm các ảnh hưởng của đau mãn tính, đau nặng.
Chườm đá vào lưng dưới từ 48 đến 72h đầu tiên sau đó chuyển sang dùng nhiệt độ. Trong thời gian này tuyệt đối không hoạt động các hoạt động thể chất để đảm bảo bệnh không nặng thêm.
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc acetaminophen (Tylenol) cũng là những biện pháp hữu hiệu lúc này.
Nếu nằm ngửa gây khó chịu, người bệnh hãy thử nằm nghiêng, đặt đầu gối cong giữa hai chân. Hoặc có thể cuộn một chiếc khăn hoặc một chiếc gối bên dưới đùi để làm giảm áp lực lên lưng dưới.
Thường xuyên massage để thư giãn các cơ bị cứng ở lưng.
Điều trị y tế
Để giảm đau hoặc cắt đứt các cơn đau tạm thời, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau được các bác sĩ kê toa như: Thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, thuốc gây nghiện như codein để giảm đau,..Đồng thời kết hợp tập các bài tập vật lý trị liệu để đạt hiệu quả bao gồm: Massage, kéo dãn, xoa bóp lưng và cột sống.

Phẫu thuật
Những trường hợp bệnh đau lưng dưới nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Đây là phương pháp được thực hiện khi mức độ đau lưng của bạn đã kéo dài trầm trọng, bạn không thể đứng lên đi lại hoặc làm bất kỳ công việc gì ảnh hưởng đến học tập và làm việc.
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ lamina – một phần của xương tạo nên một đốt sống trong cột sống nhằm giảm áp lực từ rễ thần kinh khi bị đè nén bởi đĩa phình hoặc gai xương.
Ngoài các phương pháp nêu trên, người bệnh cần luyện tập thường xuyên, tăng cường sức đề kháng cơ thể mới có thể giảm đau lưng dưới một cách hiệu quả. Nếu bạn may mắn chưa bị đau lưng hoặc có nguy cơ bị đau lưng dưới thì cần chủ động tìm hiểu, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh để không mắc các bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… nhằm cải thiện cuộc sống. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!