Đau khớp háng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Vậy thì đau khớp háng có nguy hiểm không và điều trị như thế nào để khỏi hẳn?
Đau khớp háng là bệnh gì?
Đau khớp háng là tình trạng xuất hiện các cơn đau xuất hiện từ vùng háng, các khớp đùi và lan ra vùng thắt lưng mông. Đau khớp háng bên phải và bên trái khiến bệnh nhân đi đứng khó khăn, đau nhức làm giảm chất lượng cuộc sống.
Đau khớp háng là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Trong đó tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn gấp 8 lần so với đàn ông, với biểu hiện ban đầu là đau khớp háng bên trái hoặc bên phải. Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng thiểu số mắc đau khớp háng. Tại Việt Nam trẻ ở độ tuổi 7 – 14 có khả năng mắc phải căn bệnh này.

Nếu đang gặp phải tình trạng đau khớp háng, rất có thể bạn đang mắc một trong các bệnh như:
Bệnh thoái hóa khớp háng: Khi bị thoái hóa khớp háng bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau âm ỉ từ vùng háng bên trái hoặc háng bên phải, nặng hơn là đau ở cả hai bên. Cơn đau có thể lan xuống đùi và thắt lưng. Đây là hệ quả do sự lão hóa ở sụn và xương dưới sụn khiến phần sụn vốn bảo vệ xương bị mất đi. Do đó, mỗi khi cử động bước đi hoặc xoay người thì hai đầu xương sẽ va chạm với nhau gây đau nhức khó chịu.
Bệnh thoát vị bẹn: Đau khớp háng cũng có thể do thoát vị bẹn. Người mắc bệnh này sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng khớp háng và vùng bẹn. Đó là do một phần của màng tế bào lót khoang bụng chui vào túi thoát vị khiến vùng háng bị phình to bất thường gây đau.
Bệnh lao khớp háng: Tình trạng này gây nên tổn thương ở ổ khớp và đầu khớp khiến người bệnh có thể đau khớp háng bên phải hoặc đau khớp háng bên trái.
Đau dây chằng háng: Thường xuất hiện cơn đau do chấn thương hoặc tác động của ngoại lực, đây là bệnh thường gặp ở vận động viên thi đấu có tiền sử bị viêm dây chằng khớp.
Viêm bao hoạt dịch: Cũng tương tự như phần sụn khớp, gân và bao hoạt dịch khi bị viêm cũng gây ra các cơn đau khó chịu tại khớp háng.
Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng sưng đau khớp háng.
Những nhân tố gây bệnh
- Thừa cân: Ở người thừa cân, trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực cao lên các khớp xương. Nếu để tình trạng này kéo dài khớp háng sẽ bị tổn thương, sưng tấy đau nhức.
- Di truyền: Theo các nghiên cứu cho thấy nếu tiền sử gia đình có người bị viêm khớp háng thì khả năng cao người đó sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp háng cao hơn.

- Giới tính: Tỷ lệ bị viêm khớp háng ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới, đặc biệt là khi mang thai và sau sinh.
- Thường xuyên làm việc nặng, di chuyển nhiều: Điều này gây áp lực lên các khớp xương, lâu ngày khiến tổn thương sụn khớp.
- Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Đây cũng là lý do khiến sụn khớp phải chịu nhiều áp lực, gia tăng tác nhân phá hủy sụn.
Chẩn đoán đau khớp háng
Theo các bác sĩ, cần nhận biết sớm các dấu hiệu của đau khớp háng để có phương án điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển quá nặng.
Theo từng giai đoạn, bệnh sẽ đau với các mức độ khác nhau, trong đó:
Đau khớp háng ở giai đoạn đầu
Bệnh nhân chỉ cảm thấy các cơn đau vùng háng thoáng qua nhanh chóng. Ví dụ như đau khi làm việc quá sức hoặc đi bộ nhiều, đau khi leo cầu thang.
Cơn đau thường bắt đầu tại vùng bẹn sau đó lan xuống đùi và đau mạnh khi đứng lâu hoặc cử động mạnh.
Đau khớp háng ở giai đoạn nặng
Khi này các gai xương đã bám nhiều quanh khớp, do vậy ngay cả khi không vận động, di chuyển người bệnh cũng cảm thấy đau nhức khó chịu. Đau ngay cả khi xoay người, đứng dậy, đau khi ngồi xuống, leo cầu thang và thậm chí cả khi đi tất, đi giày, cắt móng tay.
Tình trạng đau này kéo dài khiến người bệnh khó khăn trong việc duỗi chân, duỗi thẳng gối, nghiêm trọng hơn còn khiến cơ quanh khớp háng bị teo nhỏ, có thể dẫn tới bại liệt. Cùng lúc đó, viêm đau khớp háng còn gây đau nhức ở các vị trí như đầu gối, lưng, vai… làm hạn chế cử động và di chuyển của người bệnh. Để nặng có thể phải thay cả khớp háng.

Vì vậy, ngay khi cảm thấy các cơn đau nhức âm ỉ ở một trong số các vị trí như khớp háng trái hoặc đau khớp háng bên phải, vùng xương chậu, vùng bẹn hoặc xương chậu thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh đau khớp háng
Đau khớp háng có khỏi hẳn được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh đang bị viêm đau khớp háng. Thực tế thì bệnh đau vùng khớp háng không thể chữa trị hoàn toàn mà chỉ dừng lại ở việc kiểm soát cơn đau và phục hồi chức năng nhờ các phương pháp sau đây.
Thực hiện các bài tập chữa đau khớp háng
Để giảm đau khớp háng tại nhà, bệnh nhân nên tập các bài tập Yoga và thực hiện một số tư thế như kéo gối, nâng cao chân, tư thế con ếch, tư thế đứa trẻ, tư thế chữ V ngược, tư thế ngẩng đầu, tư thế vặn cột sống, tư thế giãn cơ,… Các tư thế này sẽ giúp giảm tình trạng đau cơ háng, để vùng háng linh hoạt và dẻo dai hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân nên áp dụng thêm các biện pháp như vật lý trị liệu, thái cực quyền để giảm đau nhức và thông kinh lạc. Khi thực hiện các bài tập thể dục chữa đau khớp háng tại nhà, nên chú ý cường độ luyện tập. Tránh tập quá sức, khi cảm thấy đau thì nên nghỉ ngơi để khớp được thư giãn. Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và vừa sức với người bệnh.
Bổ sung dưỡng chất bảo vệ sụn khớp
Bổ sung dưỡng chất là việc làm tốt nhất để sụn khớp hoạt động linh hoạt và duy trì sự khỏe mạnh. Chú ý bổ sung các chất glucosamine, chondroitin, Omega 3 và các chất chống oxy hóa mạnh để sụn khớp được bảo vệ tối ưu.
Trong đó glucosamine giúp tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa sự phá hủy sụn, người bệnh có thể bổ sung chất này thông qua các loại thực phẩm chức năng chứa glucosamine. Nên chọn glucosamine ở dạng Sulfate với hàm lượng 1,500mg – 2,000mg để tăng cường hiệu quả.
Xem thêm: Top 8 viên uống glucosamine tốt nhất của Úc
Chondroitin là dưỡng chất giúp hút nước vào sụn, giữ cho sụn mềm dẻo, linh hoạt và không bị khô cứng. Bổ sung Chondroitin Sulfate từ sụn cá mập là cách an toàn và hiệu quả cho người đau khớp háng.
Omega 3 giúp giảm tình trạng sưng viêm, hỗ trợ làm chậm quá trình oxy hóa và cung cấp dưỡng chất cho quá trình trao đổi chất. Nên bổ sung Omega 3 từ các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi…) hoặc sử dụng các viên uống dầu cá.
Kiểm soát và trị bệnh bằng thuốc
Dùng thuốc để chữa bệnh không phải là lựa chọn tối ưu vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là với người đau khớp háng. Các loại thuốc được sử dụng như thuốc bổ xương khớp, thuốc kháng viêm không Steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen…
Các loại thuốc này chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau, chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng của bệnh chứ không thể chữa đau khớp háng hoàn toàn.
Phẫu thuật thay khớp
Đây là biện pháp cuối cùng khi tình trạng người bệnh chuyển biến nặng đến rất nặng. Phẫu thuật thay khớp nhằm giúp tái cấu trúc và phục hồi chức năng khớp. Đồng thời, biện pháp này còn giúp điều trị triệt để cơn đau, nhanh chóng phục hồi vận động và trả lại cuộc sống sinh hoạt cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mới được thực hiện tại Việt Nam vài năm trở lại đây, đòi hỏi kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và phòng mổ vô trùng tuyệt đối. Một số bệnh viện thuộc tuyến Trung ương đáp ứng các tiêu chuẩn này và đã thực hiện thành công thay khớp háng nhân tạo như Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai.
Đau khớp háng là căn bệnh dai dẳng, âm ỉ và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, nếu cảm thấy sức khỏe xương khớp bắt đầu giảm sút thì nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và thăm khám bác sĩ để duy trì và bảo vệ xương khỏe mạnh.