Đau khớp gối là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị đau khớp gối tại nhà

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

thoai hoa khop

Đối với các trường hợp đau khớp gối nhẹ có thể tự chữa tại nhà với các liệu pháp đơn giản như chườm đá, vật lý trị liệu, dùng nẹp đầu gối để giúp giảm đau đầu gối. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể cần phải phẫu thuật đầu gối.

Các triệu chứng đau khớp gối

Đau khớp gối là bệnh gì? Đau khớp gối hay đau đầu gối là tình trạng đau nhức xương khớp thường gặp. Đau khớp gối có thể là do viêm khớp hoặc do bị chấn thương. Dưới đây là các triệu chứng cho thấy đầu gối của bạn đang bị tổn thương, việc xác định mức độ tổn thương còn phụ thuộc vào nguyên nhân.

thoai hoa khop

Một số triệu chứng bạn sẽ cảm thấy ở đầu gối như:

  • Cảm thấy đau nhức ở đầu gối;
  • Nhìn thấy đầu gối bị sưng;
  • Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm;
  • Cảm thấy khô cứng khớp gối khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu;
  • Nghe tiếng lạo xạo trong khớp khi di chuyển, đặc biệt là lên xuống cầu thang;
  • Khớp gối bị biến dạng;
  • Đầu gối không còn cảm giác;
  • Khó duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy những triệu chứng sau:

  • Không đứng hay di chuyển được. Đầu gối của bạn không chịu được trọng lượng cơ thể hoặc cảm thấy như đầu gối của bạn không ổn định;
  • Có dấu hiệu đầu gối sưng to;
  • Nhìn thấy biến dạng ở chân hoặc đầu gối;
  • Bị sốt, ngoài ra còn đỏ, đau và sưng ở đầu gối;
  • Không thể duỗi thẳng hoặc co đầu gối;
  • Bị đau đầu gối nghiêm trọng liên quan đến chấn thương.

Các nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến

Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân gây đau đầu gối, hãy xem qua cấu tạo của đầu gối để xác định chính xác nguyên nhân gây đau từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Cấu tạo của đầu gối

Đầu gối là khớp lớn nhất và mạnh nhất trong cơ thể. Nó được tạo thành từ đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương ống chân và xương bánh chè.

Đầu của xương nơi chúng chụm vào nhau được bọc bằng sụn khớp, một chất trơn giúp bảo vệ và đệm xương khi bạn uốn cong và duỗi thẳng đầu gối. Sụn khớp đóng vai trò “giảm xóc” giữa xương đùi và xương ống chân. Chúng rất dai và đàn hồi để làm đệm khớp và giữ ổn định cho đầu gối.

Khớp gối được bao quanh bởi một lớp lót mỏng gọi là màng hoạt dịch. Màng này tiết ra một chất lỏng bôi trơn sụn và giảm ma sát.

Các nguyên nhân gây đau đầu gối

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối

Đau đầu gối do thoái hóa khớp là bệnh phổ biến nhất trong các dạng viêm khớp. Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn khớp bao bọc đầu xương ngày càng bị bào mòn và dần biến mất, tốc độ sản sinh tế bào sụn mới không đủ để bảo vệ khớp. Khi sụn khớp bị bào mòn khiến cho người bệnh luôn phải chịu những cơn đau nhức dữ dội do hai đầu xương trực tiếp va vào nhau khi cử động.

Thoái hóa khớp gối được coi như là căn bệnh tuổi già, có thể xảy đến với bất kỳ ai và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp gây đau đầu gối nhưng không sưng.

Viêm khớp dạng thấp

Cùng gây ra những cơn đau cho đầu gối nhưng khác với thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp sẽ khiến đầu gối sưng đỏ lên. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn miễn dịch trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, cũng có trường hợp khiến tràn dịch khớp gối. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi khớp trong cơ thể chứ không chỉ riêng khớp gối.

Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân đột ngột có thể dẫn tới tình trạng đau khớp gối. Chấn thương cũng gây đau, đặc biệt là đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Các loại chấn thương dễ ảnh hưởng tới đầu gối nhất như chấn thương dây chằng chéo trước, gãy xương, rách sụn chêm, viêm bao hoạt dịch gối, viêm gân xương bánh chè…

Cách chữa trị đau khớp gối

Điều trị đau khớp gối phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân trực tiếp gây đau. Đối với tình trạng nhẹ bác sĩ sẽ không yêu cầu bạn phải điều trị. Đa số cơn đau khớp gối có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà.

Bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng khớp xương

Người bệnh có thể sử dụng thực phẩm bổ sung Glucosamine và Chondroitin Sulfate, các chất khoáng, vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng. Glucosamine và Chondroitin Sulfate là các chất được tìm thấy trong sụn khớp, có thể được bổ sung dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Sản phẩm bổ sung Glucosamine và Chondroitin Sulfate giúp tăng cường kết cấu sụn khớp, tái tạo sụn và duy trì dịch nhờn sụn khớp, tăng sự linh hoạt cho khớp. Glucosamine giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu gối do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, chấn thương.

Xem thêm: Top 8 glucosamine Úc được dùng nhiều nhất

Chườm đá

Nước đá lạnh làm giảm cả đau và sưng. Nếu không có túi đá chuyên dụng bạn có thể dùng một chiếc khăn mỏng bọc đá lại để chườm. Mặc dù liệu pháp chườm đá nói chung là an toàn và hiệu quả nhưng đừng chườm đá lâu hơn 20 phút mỗi lần vì nguy cơ tổn thương dây thần kinh và da của bạn.

Vận động, luyện tập thể thao nhẹ nhàng

Đau đầu gối có thể gây khó khăn trong việc đi lại, chạy, hoặc thậm chí đau khi co, duỗi chân. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thể thao thường xuyên, thay đổi các thói quen gây đau, cùng với một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tình trạng đau đầu gối của bạn mà không cần dùng thuốc.

thoai hoa cot song that lung (1)

Vận động thường xuyên giúp cơ bắp được dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của đầu gối, tuy nhiên nên chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng của bạn.

Đau khớp gối uống thuốc gì?

Vì cơ địa mỗi người khác nhau sẽ phản ứng lại với thuốc khác nhau, do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng thuốc phù hợp với bạn. Thông thường nếu ở mức độ nhẹ bạn sẽ không cần phải dùng thuốc. Vậy đau khớp gối uống thuốc gì hiệu quả?

Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp giảm đau và điều trị các bệnh tiềm ẩn chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc hoặc các chất khác trực tiếp vào khớp của bạn.

Lối sống cho người bị đau khớp gối

Người bị đau đầu gối nên chú ý đến lối sống, chế độ sinh hoạt hằng ngày vì chúng sẽ tác động rất nhiều đến tình trạng bệnh. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh.

Đau khớp gối nên ăn gì?

Bổ sung vitamin và các dưỡng chất dưới đây vào thực đơn hằng ngày của bạn.

  • Các loại hải sản như cá hồi, cá tuyết, cua và tôm
  • Sữa bổ sung vi chất, trứng, đậu hũ và sữa chua
  • Cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, hàu
  • Trứng
  • Quả óc chó

Người bệnh nên chú ý bổ sung axit béo Omega 3 – chất béo tốt nhất cho những người bị viêm khớp gối. Omega 3 thực sự có tác dụng giảm viêm bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các cytokine và enzyme phá vỡ sụn.

Đau khớp gối kiêng ăn gì?

viem khop dang thap kieng an gi

Người bị viêm khớp nên tránh những thực phẩm sau:

  • Nội tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp
  • Đồ ăn nhanh, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ
  • Đồ uống có cồn và đồ uống ngọt, bánh kẹo, món ăn nhiều đường, muối
  • Các thực phẩm khiến xương khớp tồi tệ thêm như măng tươi, rau muống, cà pháo, cà tím

Đau khớp gối có nên đi bộ không?

Tập luyện thể dục thể thao là điều cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu để có những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Các bài tập nhẹ nhàng có thể rất hữu ích cho những người bị viêm khớp, đặc biệt nếu bạn bị cứng hoặc đau ở đầu gối, hông hoặc lưng. Đi bộ thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng di chuyển và phạm vi chuyển động của các khớp.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi