Đau đầu gối là triệu chứng mà nhiều người thường gặp phải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau nhức đầu gối là việc quan trọng để có cách chữa trị hiệu quả và phù hợp với từng bệnh nhân.
Nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối
Đau đầu gối là bệnh gì? Các bác sĩ xương khớp cho biết, đau đầu gối là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, đau viêm dây chằng, tràn dịch khớp, viêm bánh chè,… Khi bị đau đầu gối sẽ khiến bạn có cảm giác rất khó chịu và đi lại khó khăn.
Hiện tại có nhiều phương pháp để điều trị một số bệnh lý dẫn đến đau đầu gối hiệu quả. Tuy nhiên khi mắc bệnh, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau nhức ở đầu gối. Đau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân dưới đây:
1. Gãy xương, trật khớp

Xương ở bên trong hoặc bao quanh khớp gối có thể gãy do bị tác động mạnh như tai nạn giao thông, ngã,… dẫn đến đau đầu gối. Gãy xương thường gặp nhất là xương bánh chè. Khi bị gãy xương, bạn sẽ có cảm giác đau ở đầu gối, sưng tấy và không thể di chuyển.
Xương bánh chè ở đầu gối rất dễ bị trật khớp nếu cử động mạnh không được chuẩn bị trước. Trật khớp khiến đầu gối bị sưng đau, thường gặp ở trẻ nhỏ do hay hiếu động và người già.
2. Thoái hóa khớp gối
Mặc dù căn bệnh này thường xảy ra ở người trung niên nhưng hiện nay độ tuổi thoái hóa khớp gối đang ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ chế độ sinh hoạt, lười vận động hay tâm lý chủ quan của một bộ phận giới trẻ.
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn bị bào mòn khiến xương va chạm trực tiếp vào nhau khi di chuyển.Tình trạng này gây ra những cơn đau nhức ở đầu gối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Đây cũng là một căn bệnh thường gặp gây ra những cơn đau đầu gối.
3. Chấn thương dây chằng trước (ACL)
Dây chằng trước ACL là một trong bốn dây chằng ổn định khớp gối có chức năng giúp kiểm soát chuyển động đầu gối bằng cách kiểm tra và hạn chế vận động của khớp. Nguyên nhân dẫn đến dây chằng trước bị đau nhức khớp gối thường liên quan đến các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, tennis,… dẫn đến chấn thương dây chằng.
4. Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL)
Dây chằng chéo sau PCL có chức năng kiểm soát chuyển động quá mức của các khớp và chống tụt huyết áp, dịch chuyển xương chày ra sau đồng thời cung cấp một trục quay ổn định giúp ngăn việc xương chày bị xoay ra ngoài.

Khi có một tác động bên ngoài va chạm vào đầu gối sẽ khiến bạn có cảm giác đau nhức đầu gối, khó chịu và không đi lại được ngay sau đó. Nguyên nhân thường là do bạn tập luyện các môn thể thao có những động tác thay đổi tư thế đột ngột dẫn đến chấn thương dây chằng chéo sau.
5. Rách sụn chêm
Sụn chêm là 2 miếng sụn đệm giữa xương chày và xương đùi. Khi những miếng sụn này bị rách đột ngột trong quá trình vận động hoặc do bị lão hóa sẽ khiến đầu gối đau, bạn có thể nghe thấy tiếng lắc rắc ở bên trong khớp gối. Nếu tình trạng này không kịp thời điều trị sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
6. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là các túi nhỏ có chứa các chất lỏng đệm cho phép gân và dây chằng trượt dễ dàng quanh khớp. Do một số nguyên nhân nào đó làm những túi này bị sưng, lâu ngày dẫn đến viêm bao hoạt dịch khiến bạn có cảm giác khó chịu, đau ở đầu gối.
7. Viêm gân bánh chè
Viêm gân khớp gối thường gặp là viêm bánh chè, đây là tổn thương ở gân nối xương chày và xương bánh chè. Gân bánh chè có nhiệm vụ phối hợp với mặt trước đùi để giúp đầu gối được duỗi thẳng, giúp chúng ta chạy, nhạy và thực hiện những động tác khác. Tuy nhiên, nếu bạn vận động mạnh và thường xuyên dễ dẫn đến viêm gân bánh chè. Viêm bánh chè không chỉ làm cho đầu gối sưng, viêm mà nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau.
8. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối. Bệnh này gây ra do hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm vào các tế bào sụn và niêm mạc khớp. Người đau khớp gối có khả năng mắc viêm khớp dạng thấp nếu các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng ít nhất 6 tuần.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu gối, khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách chữa đau khớp gối tại nhà hiệu quả
Các tác nhân gây đau đầu gối
Cân nặng: Những người béo phì, thừa cân thường có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cao hơn do trọng lượng của cơ thể sẽ làm cho hai khớp chịu áp lực lớn. Về lâu dài, lớp sụn chêm sẽ bị bào mòn dần, dẫn đến đầu gối bị nhức khi di chuyển.
Chấn thương khi chơi thể thao: Đau khớp gối ở người trẻ tuổi thường do trong quá trình chơi thể thao. Khớp gối phải chịu áp lực từ cơ thể và vận động với cường độ kéo dài hoặc thay đổi động tác đột ngột dễ dẫn đến chấn thương dây chằng hoặc gây trật khớp.
Làm việc nặng hoặc đứng nhiều: Thường xuyên làm việc nặng và đứng nhiều trong khoảng thời gian dài cũng làm cũng làm cho trọng lượng cơ thể dồn xuống tạo áp lực lớn lên vùng khớp gối. Điều này sẽ khiến cho vùng xương sụn bị tổn thương nặng, gây ra đau nhức. Tuy nhiên, chỉ cần bạn nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức thì triệu chứng đầu gối bị đau sẽ được thuyên giảm.
Đã từng gặp chấn thương trong quá khứ: Ngoài các tác nhân trên, nếu từng bị chấn thương ở đầu gối như trật khớp, viêm dây chằng, gãy xương,… thì cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và thường xuất hiện các cơn đau nhức ở đầu gối.
Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau đầu gối trái, phải hoặc cả hai bên khi trong những trường hợp dưới đây thì cần phải gặp phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Nghe thấy một tiếng động phát ra tại đầu gối ngay thời điểm gặp chấn thương
- Bị đau nặng
- Không thể di chuyển đầu gối
- Phải đi khập khiễng
Điều trị đau khớp gối tại nhà
Để quá trình điều trị đau khớp gối hiệu quả, cần lưu ý một số điều sau:
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Để duy trì và bảo vệ xương khớp khỏe mạnh, nên chú ý bổ sung các dưỡng chất như Omega 3, glucosamine, chondroitin, Vitamin E… Đây là các thành phần giúp nuôi dưỡng và ngăn ngừa sự phá hủy sụn khớp, hỗ trợ cải thiện các cơn đau đầu gối.
Trong đó, glucosamine và Omega 3 là thành phần đặc biệt quan trọng. Glucosamine giúp nuôi dưỡng sụn, hỗ trợ giảm đau, phục hồi và tái tạo sụn khớp, đồng thời cũng ngăn enzyme phá hủy sụn. Omega 3 có nhiều trong dầu cá là thành phần giúp giảm sưng viêm hiệu quả. Kết hợp glucosamine và Omega 3 giúp khớp gối linh hoạt, vận động dễ dàng, giảm sưng viêm và đau nhức.
Xem thêm: Top 10 viên uống bổ khớp tốt nhất của Mỹ
Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức
Để ngăn ngừa và giúp chữa trị đau khớp gối, người bệnh cần chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh va chạm vào đầu gối. Không nên cố gắng tập quá sức hoặc đứng quá lâu. Nên đi các loại giày dép bệt để dễ di chuyển.
Khi có dấu hiệu đau đầu gối, cần phải nghỉ ngơi. Áp dụng một số phương pháp chữa trị đau khớp gối: Ở trường hợp nhẹ do viêm nhiễm, bệnh nhân dùng thuốc bổ xương khớp để chữa trị, tuy nhiên cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp đau khớp gối nặng do bệnh lý thì bác sĩ sẽ chỉ định phải phẫu thuật.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng đau nhức khớp gối, cần tránh ăn mặn vì muối sẽ khiến cho khớp gối dễ tích nước trở nên phù nề, tạo áp lực lên khớp gối gây đau hơn. Cần chú ý giữ trọng lượng cơ thể ở mức trung bình, tránh dẫn đến thừa cân.
Kết hợp bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp, bổ sung vitamin và khoáng chất như rau cải xoăn, bông cải xanh, đậu bắp, mồng tơi, sữa, ngũ cốc, cá hồi, cá thu… Chú ý loại bỏ các thực phẩm có hại cho khớp xương như măng tươi, cà pháo, cà tím, rau muống, nội tạng động vật… vì có thể làm tình trạng đau nhức tồi tệ thêm.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu gối. Hy vọng rằng qua các thông tin trên sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về triệu chứng đau đầu gối và từ đó sẽ có cách điều trị phù hợp.