Hiện nay, rất nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi từ thanh niên cho đến người cao tuổi. Vậy tình trạng này là biểu hiện của bệnh lý gì gây ra, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu giải đáp.
Biểu hiện đau đầu gối nhưng không sưng
Đau khớp gối nhưng không sưng thường được biểu hiện bởi những cơn đau nhức khó chịu ở vùng gối, có thể lan ra đến phần đùi, bắp chân, bàn chân. Chúng thường khiến người bệnh chịu cơn đau vào lúc nửa đêm, gần về sáng, sau khi ngủ dậy, đau khi vận động mạnh, leo cầu thang, hay đơn giản là khi đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thế cũng chịu cơn đau âm ỉ.

Đau đầu gối nhưng không sưng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau nên triệu chứng cũng khác nhau. Trường hợp đau nhức nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, có thể nặng hơn và để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Các nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi xuất hiện triệu chứng đau khớp gối nhưng không sưng. Thoái hóa khớp gối thường là căn bệnh của tuổi già khi bề mặt sụn khớp bị lão hóa và bào mòn theo thời gian. Tình trạng này khiến các đầu xương va vào nhau khi cử động, gây đau nhức khó chịu ở vùng gối.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau khi vận động nhưng khi bệnh đã nặng hơn thì cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Khớp gối đau dai dẳng, không sưng đỏ nhưng lâu ngày không được điều trị sẽ dần bị khô khớp, nghe tiếng kêu lục khục và thậm chí là biến dạng khớp gối.

Người thoái hóa khớp gối nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bổ sung nhiều rau có màu xanh đậm, các loại cá giàu Omega 3 như cá mòi, cá thu, cá trích, chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh đi bộ quá 20 phút. Tuy nhiên đây chỉ là một số lưu ý chung, muốn cải thiện các triệu chứng đau nhức hiệu quả hơn, tham khảo bài viết Chữa đau khớp gối như thế nào hiệu quả?
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là bộ phần như chiếc túi chứa chất nhầy bôi trơn ổ khớp. Chúng có tác dụng giảm nhẹ độ ma sát cũng như áp lực từ cơ thể xuống khớp gối. Vì nhiều nguyên nhân mà bao hoạt dịch bị viêm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức đầu gối mà không kèm theo biểu hiện sưng.
Viêm bao hoạt dịch không chỉ gây đau nhức khớp xương, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối, thậm chí gây khô cứng, dính khớp vô cùng nguy hiểm.
Bệnh Gout
Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong, là bệnh gây ra do nồng độ Axit Uric trong máu tăng quá cao kèm theo một số nguyên nhân khác tác động. Tình trạng lắng đọng các hạt tinh thể urat tại các khớp xương, trong đó có khớp gối có thể tác động và gây đau khớp gối nhưng không sưng.
Nguyên nhân là do cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin nhưng lại không thể thải ra ngoài qua đường bài tiết. Điển hình là do chức năng thận của cơ thể bị suy giảm do bệnh lý hoặc dùng quá nhiều bia, rượu. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nặng có thể sẽ cảm thấy đầu gối sưng và biến dạng do các hạt tinh thể lắng đọng quá nhiều.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau đầu gối nhưng không sưng. Ngoài các nguyên nhân bệnh lý trên đây thì việc bị chấn thương vùng gối cũng có thể gây ra tình trạng này. Một điều cần lưu ý là nhiều người nhầm lẫn đau đầu gối là biểu hiện của viêm khớp dạng thấp. Quan niệm này không hoàn toàn sai, thế nhưng nếu đầu gối bị đau nhức không sưng thì không phải viêm khớp dạng thấp gây ra. Viêm khớp dạng thấp thường có kèm sưng viêm, đỏ và nóng ran ở vùng khớp bị tổn thương.
Các phương pháp phát hiện bệnh đau đầu gối nhưng không sưng
Bệnh đau đầu gối nhưng không sưng là bệnh gây nên do nhiều bệnh lý khác nhau. Với biểu hiện lâm sàng rất khó có thể phát hiện ra chính xác bệnh để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Hiện nay, ngành y học đã có nhiều bước tiến trong phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh như:
- Chẩn đoán qua hình ảnh chụp X-quang.
- Chẩn đoán trên biểu hiện lâm sàng.
- Xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm máu
- Chụp CT, MRI
- Xạ hình xương

Cách phòng bệnh đau đầu gối nhưng không sưng
Bệnh đau đầu gối nhưng không sưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống của người mắc bệnh. Vậy cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?
- Bổ sung dưỡng chất: Tăng cường bổ sung glucosamine, Omega 3, chondroitin và các chất chống oxy hóa là cách hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng đau đầu gối.
- Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối: Duy trì cân nặng cơ thể là cách hiệu quả giảm trọng lực lên hệ xương khớp. Bạn cần duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải không quá béo cũng không quá gầy để đảm bảo sức khỏe.
- Tham gia các hoạt động thể thao: Hoạt động các bài tập thể thao không chỉ giúp cho xương khớp dẻo dai, cơ thể khỏe mạnh mà còn cải thiện trọng lượng cơ thể. Tránh được nguy cơ dính khớp, cứng khớp nếu quá lười vận động đặc biệt với những người ít vận động như dân văn phòng.
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Không làm việc quá sức giúp tăng chất lượng cuộc sống, giảm cơn đau, căng thẳng hiệu quả cho người đau khớp gối nhưng không sưng.
- Ngủ đủ giấc: 90% năng lượng và tế bào trong cơ thể được phục hồi khi bạn ngủ. Ngủ đủ giấc là điều kiện để cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh tật.
- Lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể không ăn quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Ưu tiên cho rau xanh, trái cây giúp phát triển tổn thương của xương khớp. Nên hạn chế các loại thực phẩm khiến tình trạng khớp tồi tệ hơn như măng tươi, cà pháo, nội tạng động vật, rau muống…