Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

thoai hoa khop goi

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Đầu gối là bộ phận trên cơ thể chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể lên nhất nên rất dễ bị tổn thương. Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là tình trạng biểu hiện của một trong các loại bệnh như:

Thoái hóa khớp gối

Chúng ta biết rằng, khớp gối là vị trí nằm dưới xương đùi và đầu trên của xương chày. Chúng chịu hoàn toàn áp lực từ phía trọng lượng cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác. Chính vì thế nguy cơ bị thoái hóa là rất cao.

thoai hoa khop dau goi

Thoái hóa khớp gối gây ra do bề mặt sụn khớp bị mài mòn, khiến đầu xương va chạm vào nhau khi cử động, gây đau nhức khớp gối, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống và vận động mạnh. Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến nhất hiện nay trong các loại bệnh viêm khớp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các tổn thương khớp gối, giảm khả năng vận động, cuối cùng gây biến dạng và hư khớp.

Biểu hiện của thoái hóa khớp gối như:

  • Xuất hiện cơn đau khi vận động: leo cầu thang, chạy nhảy, lên dốc… Cơn đau thường giảm đi khi được nghỉ ngơi. Đôi khi chúng cũng kéo đến vào lúc nửa đêm hoặc gần về sáng sớm.
  • Khô cứng khớp, thường kéo dài dưới một giờ.
  • Khớp bị lệch hoặc biến dạng, đau nhức đầu gối nhưng thường không sưng

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối có thể do chấn thương, do trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên khớp. Thông thường khớp gối bị thoái hóa là do thiếu chất dinh dưỡng bảo vệ sụn khớp và sự tác động của các tác nhân oxy hóa.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là loại viêm khớp phổ biến thứ hai sau thoái hóa khớp. Viêm khớp dạng thấp cũng có tác động đến khớp gối và gây ra các cơn đau nhức. Thông thường, ngoài đau nhức khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, viêm khớp dạng thấp sẽ còn kèm theo triệu chứng vùng gối bị viêm, sưng đỏ và nóng ran.

Viêm khớp dạng thấp thường sẽ tác động tới đầu gối ở cả hai chân. Nếu có các biểu hiện đau nhức khớp gối có sưng, nóng đỏ, khô cứng khớp kéo dài trên một giờ, thời gian các cơn đau hành hạ ít nhất từ 6 tuần trở lên thì rất có thể người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp.

thoai hoa khop goi

Viêm khớp dạng thấp gây ra do hệ miễn dịch bị rối loạn, gây nhầm lẫn, tấn công vào các tế bào sụn và niêm mạc khớp khỏe mạnh. Để xác định tình trạng của bản thân có phải viêm khớp dạng thấp hay không cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác và đưa ra cách chữa trị phù hợp.

Bệnh Gout

Bệnh gout cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau khớp gối, bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purine. Thông thường khi nhân purine được dung nạp sẽ được phân tách thành Axit Uric và hòa vào máu đưa đến thận và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà quá trình này gặp vấn đề và bị gián đoạn, trong khi cơ thể không ngừng dung nạp nhân purine và kết quả là một lượng lớn Axit Uric bị tồn đọng trong cơ thể.

Không phải cứ nồng độ Axit Uric trong máu cao là có nguy cơ gặp phải bệnh gout. Bệnh còn kèm theo một số nguyên nhân khác tác động như nhiệt độ cơ thể, nồng độ pH trong máu. Các yếu tố này tác động gây lắng đọng Axit Uric dưới dạng tinh thể urat gây nên gout. Hậu quả của gout là gây tổn thương khớp và đau khớp. Các cơn đau thường đến bất ngờ nhất là vào nửa đêm hoặc sáng sớm hoặc ngay sau những bữa ăn giàu chất đạm.

Bệnh Lupus

Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch gây ra. Đau đầu gối trái, phải khi đứng lên ngồi xuống cũng là một biểu hiện của bệnh lupus. Ngoài ra, lupus ban đỏ còn ảnh hưởng đến da, tim, phổi, máu, thận, thần kinh.

Đau nhức khớp gối là một trong những biểu hiện thường gặp của lupus, gây ra các cơn đau nhức và khiến bệnh nhân khó vận động, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt.

Cách điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống tại nhà hiệu quả

nguoi-lon-thieu-canxi

Bệnh đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là biểu hiện của nhiều bệnh lý cần được xác định rõ nguyên nhân thì mới có thể tìm ra cách điều trị đúng nhất. Để giảm đau tại nhà trước khi đến gặp và thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bạn cần lưu ý những biện pháp sau.

Dùng các thực phẩm chức năng bổ khớp

Thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng khớp cũng là một trong những nguyên nhân khiến khớp ngày càng yếu và dễ bị tổn thương. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các chất dinh dưỡng mà cơ thể tự sản sinh cũng suy giảm nghiêm trọng, nếu không được bổ sung kịp thời từ các thực phẩm bổ xương khớp thì nguy cơ đau nhức và tổn thương khớp là rất cao.

Hiện nay các loại thực phẩm chức năng dành cho khớp rất đa dạng về thành phần, nguồn gốc, dạng điều chế. Nếu đang gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối kèm theo sưng viêm, đỏ tấy, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có chứa glucosamine, Vitamin E, Omega 3 để giảm đau, tái tạo sụn và ngăn ngừa diễn tiến bệnh. Trong trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng, người bệnh nên sử dụng kết hợp glucosamine, chondroitin (thường có trong các sản phẩm sụn cá mập) để tăng khả năng hoạt động của khớp và giảm đau nhức.

Xem thêm: Top 8 thuốc bổ xương khớp của Úc được dùng nhiều nhất

Duy trì cân nặng: Duy trì cân nặng cơ thể trong mức cho phép giúp giảm áp lực lên các khớp xương đầu gối đang bị tổn thương. Bạn có thể tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng về một chế độ ăn hợp lý nhất cho tình trạng của mình.

Tập luyện các bài tập thể thao nhẹ nhàng: Các bài tập đi bộ, dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội… rất tốt cho người bị đau đầu gối. Tùy vào sức khỏe mà lựa chọn một phương pháp tập luyện khác nhau. Mục đích của việc này không chỉ giúp các khớp xương dẻo dai hơn, tránh được tình trạng cứng khớp, dính khớp mà còn góp phần giữ cho trọng lượng cơ thể bình ổn.

thoai hoa cot song that lung (1)

Nghỉ ngơi, thư giãn: Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm phần nào tình trạng đau nhức khớp. Nên tránh làm việc nặng hay suy nghĩ quá nhiều. Đồng thời cũng nên ngủ đủ giấc, không thức quá khuya để khớp có thời gian nghỉ.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Tùy vào tình trạng tổn thương mà việc chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tức thời, không có tác dụng dài lâu.

Tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể được cải thiện hiệu quả nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tốt nhất khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu đau đầu gối, người bệnh nên thực hiện thăm khám để biết rõ hướng điều trị.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi