Tổng quan về đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là tình trạng một phần hoặc toàn bộ phần cơ vùng vai gáy căng cứng, đau, dẫn đến giảm khả năng hoạt động linh hoạt phần cơ thể này, gây bất tiện cho các hoạt động thường ngày.

Đau cổ vai gáy có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi trung niên và ở những người lao động mất sức.
Nguyên nhân dẫn đến đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là tình trạng khá phổ biến, có thể từ nhẹ cho đến rất nặng, có thể đi kèm với các dấu hiệu như ngứa ran, đau cứng, tê bì, co thắt. Nguyên nhân đa phần xuất phát từ bong gân, hoạt động quá sức, các tư thế không tốt và các bệnh lý khác.
Các dị dạng ở xương và khớp
Chấn thương mô mềm: Đau cổ vai gáy thường là do tổn thương các mô mềm vùng này như cơ, gân và dây chằng.
Chấn thương cổ (Whiplash): Là sự rách cơ, gân và dây chằng do các chuyển động đột ngột về trước hoặc sau của cổ, có thể là kết quả của một cuộc va chạm, các môn thể thao đối kháng, bị té ngã hoặc thúc mạnh vào đầu.
Tư thế không tốt: giữ cổ ở một tư thế bất lợi trong thời gian dài có thể dẫn đến căng các cơ, gân của cổ và vai. Một số tư thế gây đau mỏi ở cổ và vai gáy là:
- Gối đầu trên gối quá cao hoặc quá cứng.
- Nghiến răng nhiều vào ban đêm, trong lúc ngủ.
- Ngổi làm việc trước máy tính quá lâu trong tình trạng vươn người về phía trước.
Một số bệnh lý khác cũng là khởi nguồn của các cơn đau vùng cổ vai gáy như:
- Hội chứng Rotator Cuff (một dạng chấn thương vai)
- Viêm cột sống cổ tử cung
- Chèn ép dây thần kinh
- Thoát vị đĩa đệm
- Đau tim
- Đau thắt ngực ổn định
- Gãy xương đòn, xương bả vai
- Viêm gân vai
- Ung thư
Triệu chứng của đau cổ vai gáy
Nguyên nhân dẫn đến đau cổ vai gáy có thể rất đa dạng, song đều dẫn đến một kết quả là các cơn đau nhức, co cứng phần cổ vai gáy. Các hoạt động xoay cổ, vai bị hạn chế. Nếu cố gắng cử động có thể dẫn đến những cơn đau thắt từng cơn.

Cảm giác đau tăng theo mức độ hoạt động của cơ thể, ví dụ, đi đứng, chạy nhảy, xoay vặn người hoặc chơi thể thao, đồng thời có xu hướng giảm khi giảm cường độ hoạt động và xoa bóp nhẹ.
Các triệu chứng có thể đến rất bất chợt, chỉ sau một giấc ngủ hoặc thay đổi thời tiết.
Nếu các cơn đau vai gáy do các bệnh lý khác gây ra có thể sẽ đi kèm với các triệu chứng ngứa ran, tê ở cánh tay hoặc bàn tay, cơn đau lan xuống cánh tay và chân, nhức đầu, nôn mửa, co thắt cơ bắp, thậm chí mất sức các cơ cánh tay, vai và tay.
Chẩn đoán đau cổ vai gáy
Ngoài kiểm tra bệnh sử và khám lâm sàng, một loạt kiểm tra khác cũng có thể được thực hiện nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức vùng cổ vai gáy:
Xét nghiệm máu.
Chụp X-quang: cho thấy sự thu hẹp không gian giữa hai xương cột sống, thường thấy ở các bệnh như viêm khớp, các khối u, hẹp ống sống, gãy xương hay mất ổn định cột sống.
MRI: cho ra hình ảnh chi tiết về các mô mềm như gân, dây chằng và các dây thần kinh.
Chụp CT: giúp xác định liệu có xương nào bị gãy hay không.
Điện cơ ký: giúp kiểm tả sức khỏe cơ bắp và các dây thần kinh cơ bắp, giúp ích trong các chẩn đoán đau cổ và vai, đau cánh tay, tê và ngứa ran.
Chọc dò tủy sống cũng có thể được yêu cầu thực hiện nếu có nghi ngờ nhiễm trùng.
Điều trị đau cổ vai gáy
Dựa trên nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy, các liệu pháp điều trị phù hợp được đưa ra.
Với các cơn đau cổ vai gáy do chấn thương gây ra:
- Hạn chế các môn thể thao và hoạt động có thể làm cơn đau trở nên tệ hơn.
- Chườm lạnh và nóng luân phiên giúp giảm cơn đau tạm thời, thả lỏng cơ và hỗ trợ tuần hoàn máu.
- Sử dụng các thuốc chống viêm như Ibuprofen, Naproxen; thuốc giảm đau như Acetaminophen; miếng dán giảm đau.
- Xoa bóp nhẹ nhàng và tập các bài tập giúp giảm đau cổ vai gáy.
Với các trường hợp viêm khớp: tiêm Corticosteroid tại vị trí đau có thể giúp ích.
Với các trường hợp đau tim, các bệnh lý liên quan đến thần kinh hoặc tủy sống: các phẫu thuật có thể cần thiết.
Phòng ngừa đau cổ vai gáy
Phần lớn nguyên nhân đau cổ vai gáy xuất phát từ các chấn thương mô mềm và sai tư thế. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa đau cổ vai gáy bằng cách ngồi và đi lại với tư thế đúng, thay đổi các cử động hằng ngày để tránh căng cơ, bong gân, gây áp lực lên cổ, vai gáy.

Duy trì các tư thế đúng. Bạn có thể tự kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa bằng cách đứng dựa lưng vào một bức tường phẳng, căng thẳng vai, hông và gót chân vào tường.
Tập các bài tập duỗi cơ, thư giãn cổ, vai và lưng.
Tập thể dục, chơi thể thao để giúp tăng cường sức mạnh các cơ và tăng tuần hoàn máu. Lưu ý không nên tập các bài tập quá sức.
Tạo những khoảng nghỉ ngơi, thư giãn ngắn nếu bạn phải ngồi cả ngày.
Ngủ đúng tư thế, chọn gối có độ cao và mềm phù hợp. Một tấm nệm tốt cũng giúp ích rất nhiều.