Đau cổ tay là căn bệnh không hiếm người mắc phải. Đau cổ tay thường được xem là chứng bệnh của tuổi già, của những người lao động thường xuyên phải vận động khớp cổ tay trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, đau cổ tay cũng là triệu chứng xuất phát từ một số bệnh lý như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Nhìn chung, căn bệnh đau cổ tay gây ra bởi 2 nguyên nhân chính là chấn thương và bệnh lý.
Nguyên nhân gây đau cổ tay lâu ngày không khỏi
Đau cổ tay do chấn thương
Đau cổ tay hay viêm khớp cổ tay có thể là hậu quả của những chấn thương để lại như bong gân, ngã, gãy xương, do chơi thể thao loại mạnh như cầu lông, tennis, bóng chuyền… Tất cả những chấn thương này khi không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ viêm bao gân cổ tay, gây đau toàn bộ vùng cổ tay và đau khớp ngón tay cái.

Tình trạng sưng đau sẽ bị kích hoạt mạnh mẽ mỗi khi người bệnh cố sức cử động cổ tay, hoặc sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm chứa axit oxalic như chuối tiêu, dưa cà, nội tạng động vật. Bởi vậy, một khi tình trạng đau đớn diễn ra ở khớp cổ tay sau chấn thương, người bệnh cần lập tức tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Đau cổ tay lâu ngày không khỏi do thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau cổ tay. Với những người thường xuyên phải thao tác cổ tay như dân văn phòng, nghệ sỹ piano thì tốc độ lão hóa cổ tay lại càng bị đẩy mạnh.
Nguy hiểm ở chỗ, ban đầu người bệnh không hề có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi bị đau nhức, mỏi ở cổ tay thì lúc đó mới phát hiện ra. Theo nghiên cứu, 90% bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ tay khi phát hiện đều đã bị nứt vỡ sụn khớp, xương dưới sụn bị xơ hóa, thậm chí mọc gai. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, bị thiếu canxi và từng làm công việc liên quan đến hoạt động cổ tay trong một thời gian dài.
Đau cổ tay do viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng hệ miễn dịch bị rối loạn, gây nhầm lẫn và tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh khiến chúng bị tổn thương. Đau cổ tay cũng có thể là biểu hiện của tình trạng viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây đau nhức khó chịu, thường có kèm sưng viêm, sưng viêm, đỏ tấy. Tình trạng này khiến cổ tay khó hoạt động, bất tiện cho người bệnh.
Hội chứng ống cổ tay
Khi gặp phải loại bệnh này, các dây thần kinh ở các khớp cổ tay của người bệnh bị tổn thương trầm trọng. Chính điều đó gây ra hội chứng ống cổ tay khá nguy hiểm, triệu chứng cơ bản nhất của bệnh này là bệnh nhân bị tê bì ngón tay, gặp vấn đề trong việc co duỗi ngón tay.

Khi bệnh đã tiến đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở các bộ phận như: cổ tay, ngón tay, khuỷu tay, thậm chí còn lan đến cả vai. Những người thường xuyên đánh máy, hoặc chơi đàn piano quá nhiều sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.
Hội chứng De Quervain
Bản chất của hội chứng De Quervain là tình trạng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ phải chịu đựng cơn đau khớp cổ tay kéo dài, cơn đau còn lan đến cả cẳng tay và ngón tay.
Khi phát hiện có những cơn đau dai dẳng ở cổ tay, ngón tay, bệnh nhân cần phải tìm đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh kịp thời. Nếu chữa trị chậm trễ, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động của ngón cái, làm mất hiệu suất làm việc.
Triệu chứng đau cổ tay thường gặp
Với nguyên nhân bệnh lý, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng hết sức thông thường như sau:
Những cơn đau dai dẳng: Đau cổ tay, đau khớp ngón tay cái, đau lan sang cả các khớp và cơ liên quan,… đó là tất cả những gì người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt khi mắc phải căn bệnh này. Cơn đau dai dẳng suốt ngày đêm, đau tệ hại nhất vào khoảng thời gian từ đêm đến sáng, đau cả khi không hề cử động và không có cách nào có thể dứt cơn đau ngay lập tức.
Sưng đỏ: Đặc biệt là vào mùa đông, khớp cổ tay sưng lên một màu đỏ hồng, cảm giác nóng ran, bứt rứt, khó chịu vô cùng. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát cả vùng da xung quanh khớp viêm, đôi khi còn cảm giác ngứa ngáy sâu bên trong lõi xương, khớp mà không thể làm gì để triệu chứng thuyên giảm.

Phát ra tiếng kêu: Mỗi khi cố cử động cổ tay, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng kêu lục khục hoặc lạo xạo. Đó là khi khớp cổ tay đã bị cứng lại, phạm vi chuyển động khớp bị thu hẹp. Người bệnh đau cổ tay cũng cảm thấy khó khăn khi vận động.
Suy nhược cơ thể: Tình trạng đau cổ tay khiến cho người bệnh bị suy nhược, cơ thể luôn uể oải, mỏi mệt, bứt rứt không yên.
Điều trị đau cổ tay
Vậy đâu là cách chữa đau cổ tay? Để có thể đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp cổ tay đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần chú ý thực hiện những biện pháp sau đây.
Bổ sung dưỡng chất
Người bệnh nên bổ sung các loại thuốc bổ xương khớp có chứa những thành phần giúp tăng cường bảo vệ sụn, giảm sưng viêm, hạn chế sự phá hủy sụn khớp. Một số dưỡng chất cần thiết đó là glucosamine, canxi, Omega 3, magie, chondroitin, Vitamin E… Tùy theo bệnh trạng mà nên kết hợp bổ sung các dưỡng chất khác nhau. Thông thường bổ sung các chất trên với hàm lượng cho phép được gợi ý là:
- Glucosamine: 1,500 – 2,000mg/ngày
- Omega 3: 1,000mg/ngày
- Canxi: 800 – 1,500mg/ngày
- Vitamin E: 400IU/ngày
- Chondroitin: 750 – 1,200mg/ngày
Xem thêm: Thuốc bổ xương khớp của Úc nào tốt nhất?
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt không tốt sẽ khiến tình trạng đau khớp cổ tay lâu ngày không khỏi. Người bệnh nên tránh vận động cổ tay quá nhiều, để cổ tay có thời gian nghỉ ngơi. Có thể thực hiện các biện pháp như massage, bấm huyệt, ngâm tay vào nước ấm, chườm nóng lạnh để cải thiện tình trạng đau nhức. Tuy nhiên các liệu pháp này cần có sự kiên trì và thực hiện đúng cách.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng là điều đáng lưu tâm. Không nên ăn các thực phẩm làm tình trạng đau nhức trầm trọng hơn như cà pháo, nội tạng động vật, rau muống, măng tươi, chuối tiêu, cà tím… Tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích để bảo vệ khớp xương cổ tay khỏe mạnh.

Sử dụng thuốc điều trị
Chỉ nên sử dụng các loại thuốc điều trị nếu có sự cho phép của bác sĩ. Sử dụng thuốc điều trị là biện pháp giúp giảm đau và ngăn diễn tiến bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như aspirin, naproxen, ibuprofen…
Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài rất có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Một trong số chúng là tổn thương gan, thận, tăng huyết áp, nổi mẩn đỏ… Do đó chỉ được sử dụng thuốc khi bác sĩ cho phép, không được tùy ý sử dụng.
Phẫu thuật
Thực ra, phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng đối với bệnh nhân bị viêm khớp cổ tay. Trước khi quyết định phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến thành hội chuẩn và đưa ra quyết định. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá và theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Hầu hết những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cổ tay là những bệnh nhân có diễn biến bệnh quá nặng.
Cách phòng chống đau khớp cổ tay
Áp dụng triệt để phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để cho bệnh viêm khớp cổ tay không “ghé thăm”, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức phòng chống bệnh ngay từ khi còn trẻ. Có thể áp dụng một số biện pháp hữu hiệu sau đây:
Thứ nhất, xây dựng cho chính mình một chế độ ăn giàu canxi, ít chất béo, bổ sung chất xơ hằng ngày. Các loại thức ăn giàu canxi phổ biến như sữa, hải sản, đậu nành, các loại cá…
Thứ hai, nếu là nhân viên văn phòng và thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, nên thực hiện những bài tập cho tay để kích thích sự tuần hoàn máu, và giảm thiểu nguy cơ bị viêm khớp cổ tay. Mỗi ngày nên dành 5 phút để ngâm tay với nước ấm và massage cho tay.
Thứ ba, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên chú ý không xách các đồ vật quá nặng ở một bên tay hoặc dùng 1 ngón tay để xách chúng. Nếu có thể, hãy sử dụng những phương tiện xe đẩy hoặc phân chia các túi đồ để tránh lực tác động lên cổ tay và ngón tay quá nhiều. Tuyệt đối không bẻ khớp ngón tay bởi động tác này sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp.
Có thể nói, hầu hết các loại bệnh đều có thể ngăn chặn một cách hiệu quả nếu như chúng ta xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học. Hãy trân trọng sức khỏe của chính mình, bởi lẽ chỉ đến khi sức khỏe suy giảm rồi bạn mới thấy tiếc chúng.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được những triệu chứng, nguyên nhân cũng như hậu quả mà căn bệnh đau cổ tay gây ra, từ đó nâng cao cảnh giác với căn bệnh này. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!