Đau khớp cổ chân có thể là dấu hiệu có liên quan đến các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy không nên chủ quan để tình trạng đau nhức khớp kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân gây đau phổ biến dưới đây để có cách điều trị phù hợp.
5 Nguyên nhân gây đau khớp chân
Khớp cổ chân có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự vận động của chi dưới. Nhờ có dây chằng và gân cơ nên khớp cổ chân được hoạt động linh hoạt hơn. Tuy nhiên việc phải giữ thăng bằng trong thời gian dài rất dễ khiến khớp cổ chân bị tổn thương. Vậy nguyên nhân nào khiến viêm khớp cổ chân?
1. Đau khớp cổ chân vì bong gân
Do tác động bên ngoài đột ngột khiến cho cổ chân bị bong gân gây đau khớp. Tuy nhiên, có rất nhiều người xem nhẹ tình trạng bong gân, chỉ bó lá hoặc chườm nhiệt mà không lường được hậu quả của tình trạng này nếu không được chữa trị đúng cách.

Đau cổ chân do bong gân là hiện tượng dây chằng ở xung quanh khớp cổ chân bị giãn ra quá mức dẫn tới rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng do bị chấn thương. Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân vì bong gân là do khi chơi thể thao, đi bộ hay chạy nhanh, té ngã. Đối tượng dễ bị bong gân cao là vận động viên, người thừa cân, người cao tuổi. Với mức tổn thương khác nhau:
- Bong gân nhẹ: Dây chằng bị kéo giãn nhẹ, chưa rách hoặc đứt.
- Bong gân vừa: Đứt một phần dây chằng.
- Bong gân nặng: Dây chằng bị đứt hoàn toàn.
Triệu chứng khi bị đau cổ chân do bong gân:
- Có thể nghe được tiếng trật chân vào lúc bị chấn thương.
- Đau đớn khi di chuyển.
- Sưng cổ chân.
- Vùng da xung quanh bị bầm tím.
- Khi bị chấn thương nặng sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội.
- Tê chân.
2. Thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ chân bị đau. Bệnh xảy ra do sụn khớp bị tổn thương, mất cân bằng nên không thể tạo ra các sụn mới và sự suy giảm chức năng của các cơ khớp. Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở mọi đối tượng, trong đó chủ yếu gặp ở người cao tuổi.
Triệu chứng đau khớp cổ chân do thoái hóa khớp:
- Đau nhức cổ chức, khó vận động.
- Xuất hiện tiếng răng rắc khi cử động.
- Cơ bị co cứng mỗi khi thức dậy, thời gian cứng khớp từ 10 – 30 phút.
- Có thể giảm đau hơn khi nghỉ ngơi.

Nếu không điều trị thoái hóa khớp cổ chân sớm thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, mất khả năng vận động.
3. Gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp khiến người bệnh cảm thấy đau ở đầu gối, cổ chân, bàn chân,… Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do lượng acid uric trong máu tăng cao dẫn đến các tinh thể muối urat natri lắng đọng ở các khớp.
Triệu chứng đau khớp chân do Gout:
- Có cảm giác nóng và sưng ở các khớp (nhất là sưng ở ngón chân cái và cổ chân).
- Cơn đau xuất hiện dữ dội kéo dài trong vài giờ.
- Ngứa tại vị trí viêm.
- Xung quanh vùng đau bị tím đỏ, sưng.
4. Viêm khớp dạng thấp
Một nguyên nhân phổ biến nữa là do viêm khớp dạng thấp gây ra đau ở cổ chân. Bệnh bắt đầu xuất hiện khi sụn khớp, màng hoạt dịch, xương sụn dưới bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm, sưng và đau.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp:
- Đau nhức ở khớp cổ chân, người bệnh khó di chuyển, cử động khớp.
- Khô cứng khớp sau khi ngủ dậy, thời gian cứng khớp kéo dài trên một giờ.
- Đau nhức khớp có thể kèm sưng viêm, tấy đỏ, nóng ran.
Một số triệu chứng khác: mệt mỏi, mụn nhọt ở chân, sốt cao, ngứa mắt, tê chân hoặc tay,…
5. Viêm gân
Dây chằng hoạt động nhiều có thể dẫn đến bị viêm, gây đau khớp cổ chân. Những người thường xuyên chơi thể thao, làm việc quá sức,…. rất dễ bị viêm gân. Dấu hiệu nhận biết viêm gân:
- Đau nhức ở cổ chân, sưng
- Có cảm giác nóng rát ở khớp gối.
Phương pháp chẩn đoán đau khớp cổ chân
Để chẩn đoán chính xác mức độ viêm đau khớp cổ chân, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám rồi sau đó cho chụp X-quang hoặc chụp MRI cụ thể như sau:
Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ sụn khớp bị tổn thương.

Chụp MRI : Trong trường hợp nếu chụp X-quang không được rõ nét thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp MRI. Ưu điểm của chụp MRI :
- Không bị ảnh hưởng bởi tia xạ
- Đa lát cắt
- Độ phân giải hình ảnh mô mềm cao
- Là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay được áp dụng để khảo sát não, tủy sống và xương khớp
Cách điều trị viêm khớp cổ chân
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng phù hợp cho từng bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp để điều trị đau khớp cổ chân:
1. Giảm đau khớp cổ chân bằng thực phẩm chức năng
Một số loại thực phẩm chức năng được chứng minh có khả năng làm giảm tình trạng đau nhức khớp cổ chân hiệu quả. Tùy theo nguyên nhân gây đau khớp cổ chân mà người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất khác nhau. Thông thường các dưỡng chất tốt nhất được khuyên dùng là glucosamine, chondroitin, Omega 3, canxi, Vitamin E, magie…
Trong đó, glucosamine có khả năng tái tạo và phục hồi sụn khớp, giúp nuôi dưỡng lớp sụn bảo vệ đầu xương. Nhờ đó giảm sự cọ xát của đầu xương khi vận động, hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức. Nên chọn Glucosamine Sulfate vì được chứng minh có tác dụng vượt trội hơn so với Glucosamine Hydrochloride.

Omega 3 có khả năng giảm sưng viêm, chống oxy hóa hiệu quả, nhất là cho các trường hợp bị sưng viêm khớp cổ chân. Nên bổ sung Omega 3 từ các viên uống dầu cá có hàm lượng 1,00mg.
Chondroitin thường có trong các sản phẩm viên uống sụn cá mập dưới dạng Chondroitin Sulfate. Thành phần này giúp sụn khớp mềm dẻo, giảm tình trạng sụn khô cứng và dễ vỡ hơn. Chondroitin được khuyên dùng cho các trường hợp đau nhức xương khớp do thoái hóa với hàm lượng 750 – 1,200mg mỗi ngày.
Xem thêm: Viên uống glucosamine của Mỹ loại nào tốt nhất?
2. Điều trị đau khớp cổ chân bằng thuốc
Một số thuốc kháng viêm và giảm đau được bác sĩ chỉ định để điều trị đau khớp cổ chân giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng trên và thoải mái hơn khi vận động. Tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ vì dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Các loại thuốc thường được sử dụng như:
Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này gồm có Naproxen, Acetaminophen, Ibuprofen,…. được chỉ định trong trường hợp đau khớp cổ chân ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc điều trị ngoài da: Có thể là dạng kem, gel, xịt được sử dụng trực tiếp lên vùng da đang bị đau ở cổ chân. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng giảm sưng viêm nhanh.
Thuốc tiêm: Trong trường hợp các loại thuốc uống không cải thiện được triệu chứng đau khớp cổ chân thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm. Tuy nhiên loại thuốc này mặc dù có tác dụng nhanh nhưng sẽ gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt,…
3. Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp chữa đau khớp chân không cần dùng thuốc được các chuyên gia khuyên nên áp dụng. Một số liệu pháp vật lý trị liệu dưới đây được chỉ định thực hiện:
- Bài tập trị liệu khớp cổ chân
- Chỉnh hình khớp chân
- Massage trị liệu
- Sử dụng nhiệt liệu (chườm nóng hoặc chườm đá)
- Điện trị liệu
- Siêu âm trị liệu

Những liệu pháp này sẽ mang lại hiệu quả tích cực giúp giảm đau khớp cổ chân, đồng thời giảm sưng viêm và cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai cho khớp xương. Nhờ đó người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi các chức năng vận động.
4. Phẫu thuật khớp chân
Khi đã áp dụng các phương pháp điều trị ở trên nhưng tình trạng bệnh không có tiến triển tốt khiến chức năng vận động của người bệnh ngày càng bị đe dọa thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khớp chân. Phẫu thuật khớp chân gồm 2 dạng: Thay thế khớp cổ chân bán phần hoặc toàn phần sẽ tùy thuộc vào mức độ sụn bị tổn thương.
Ngoài việc thay thế khớp, bác sĩ có thể đặt thêm thiết bị hỗ trợ vào bên trong khớp giúp ổn định không gian khớp, để khớp được linh hoạt khi di chuyển. Sau 2 tháng, người bệnh còn phải trải qua thêm một cuộc phẫu thuật để gỡ bỏ thiết bị hỗ trợ trước đó.
Tuy nhiên bác sĩ cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định phẫu thuật để tránh gặp phải các rủi ro cả trong và sau khi tiến hành phẫu thuật. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp hài hòa việc chăm sóc tại nhà để giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp bạn nhận biết tình trạng đau khớp cổ chân nguyên nhân do đâu và hướng điều trị phù hợp. Khi gặp tình trạng đau khớp cổ chân, tốt nhất nên sớm đến bệnh viện thăm khám để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.