Đau bàn chân sau khi ngủ dậy hoặc sau kh đi bộ có nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào hiệu quả là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến đau xương bàn chân
Đau xương bàn chân là hiện tượng đau nhức, hoặc có khi kèm theo sưng viêm ở vùng xương bàn chân. Triệu chứng này thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt với những người thường xuyên vận động nhiều, đòi hỏi sử dụng đôi chân quá mức sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.

Bàn chân được cấu tạo bởi 26 xương và 30 khớp sụn, có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể vận động. Đau bàn chân xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau ở trên bàn chân như sưng tấy, đau, bầm tím, khó đi lại,… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp bàn chân, cụ thể là:
Thoái hóa khớp
Khi sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn dẫn đến các đầu xương trực tiếp va chạm vào nhau gây ra tình trạng đau bàn chân. Tình trạng đau nhức bàn chân nhưng không sưng thường là do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp xảy ra tự nhiên do tuổi tác khiến cho sụn bị mất tính đàn hồi, phần xương dưới bị bào mòn theo thời gian.
Khô cứng khớp do thoái hóa khớp cũng gây đau bàn chân, lúc này các khớp của ngón chân và mu bàn chân bị cứng do khớp đang bị viêm hoặc thiếu hoặc canxi.
Viêm khớp dạng thấp
Người bệnh khi mắc phải viêm khớp dạng thấp sẽ có triệu chứng đau ở bàn chân, gây khó khăn cho việc di chuyển. Bệnh có thể do virus, yếu tố di truyền,… Trường hợp này cần được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời vì nếu để quá lâu sẽ dẫn đến bại liệt.
Một số nguyên nhân khác
Một số vấn đề như các bệnh về mạch máu, thần kinh, thừa cân, thay đổi nhiệt độ, mang giày cao gót thường xuyên… cũng là có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bàn chân.

Triệu chứng đau khớp bàn chân
Các triệu chứng thường gặp khi đau khớp bàn chân là:
- Đau, có cảm giác nóng ở trong lòng bàn chân và vùng gót chân.
- Tê và đau khớp ngón chân.
- Cứng khớp và cơn đau dữ dội hơn nếu vận động.
Chẩn đoán đau xương bàn chân
Nếu thấy các triệu chứng trên kéo dài nhiều ngày thì bạn cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ chuyên môn thăm khám và chẩn đoán bằng các cách sau:
- Chụp X-quang.
- Siêu âm mạch máu.
- Đo điện cơ (EMG).
- Xét nghiệm máu.
- Chụp CT hoặc MRI.
Cách giảm đau bàn chân tại nhà
Đau xương bàn chân có thể điều trị tại nhà với các cách như sau:
Massage bàn chân: Một trong các cách giúp giảm đau bàn chân là hãy massage bàn chân mỗi ngày. Việc massage sẽ giúp máu được lưu thông đến các khớp giúp cho đôi chân được hoạt động linh hoạt, giảm đau các khớp ở bàn chân khá hiệu quả.
Sử dụng giày giảm đau: Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ gây ra áp lực lên bàn chân. Vì thế, hãy thay các đôi giày êm ái, rộng rãi cũng là cách giúp giảm đau khớp bàn chân rất hiệu quả.
Thực hiện bài tập lăn chân: Để điều trị đau xương bàn chân, các bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện một số bài tập dưới đây:
Bài tập 1: Lăn chân
Để thực hiện bài tập này, bạn cần chuẩn bị một ống lăn. Cách thực hiện: Đặt ống lăn ở dưới lòng bàn chân rồi lăn tới các ngón chân, lăn trở lại gót chân. Lặp lại động tác này 10 lần và thực hiện đều ở hai chân.

Bài tập 2: Duỗi bắp chân
Hãy áp phần đầu ngón chân lên tường với góc 90 độ, gót chân chạm đất. Giữ nguyên tư thế này khoảng 1 phút rồi thực hiện với chân còn lại. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng đau xương bàn chân.
Bài tập 3: Nhấc bắp chân
Đứng trước tường, bạn hãy tỳ tay vào tường để giữ thăng bằng cơ thể. Tiếp đó, hãy nhấc nhẹ gót chân lên vị trí cao nhất và giữ khoảng 15 giây. Thật từ từ trở về vị trí ban đầu. Đổi chân và thực hiện tương tự. Lặp lại động tác này mỗi ngày cũng là cách chữa đau nhức bàn chân.
Bổ sung thực phẩm chức năng: Một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng rất tốt với xương khớp. Nên chọn sử dụng các sản phẩm có chứa glucosamine, chondroitin, Omega 3, Vitamin E… để tăng cường chức năng vận động, hỗ trợ tái tạo mô sụn và chống viêm, nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe hơn.
Xem thêm: Glucosamine của Úc loại nào tốt nhất?

Sử dụng thuốc tây để giảm đau: Một số thuốc giảm đau và chống viêm khớp như aspirin, ibuprofen, acetaminophen,… được bác sĩ chỉ định dùng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua sử dụng. Bên cạnh việc giúp giảm đau hiệu quả thì thuốc tây còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu chúng ta lạm dụng.
Phòng ngừa đau xương bàn chân
Để phòng ngừa đau xương bàn chân, bạn cần phải có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý như sau:
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như rau xanh, thực phẩm giàu Vitamin D, canxi để giúp xương được chắc khỏe.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, tránh dùng các chất kích thích, thức uống có cồn.
- Duy trì cân nặng, không để thừa cân, béo phì.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc, vận động quá sức.
- Hạn chế mang giày cao gót.
- Chườm đá lên vị trí bị đau tức thì.
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi chơi thể thao.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu.
Sau khi tìm hiểu các thông tin về đau bàn chân là gì, nguyên nhân và cách điều trị, chắc hẳn mọi người đã hiểu hơn về bệnh này. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách phòng người đau xương bàn chân cho bản thân và những người xung quanh.