Tại sao bị đau khớp gối?
Đau khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể rất khác nhau. Một số người có thể cảm thấy chỉ đau một thoáng nhẹ, trong khi những người khác có thể bị đau nhức âm ỉ gây trở ngại cho hoạt động hằng ngày.
Ở Việt Nam, tình trạng đau khớp gối ở người trung niên thường do thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp, đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp gối là tình trạng các mô sụn bảo vệ khớp xương bị phá vỡ, điều này khiến các xương cọ xát trực tiếp vào nhau khi di chuyển gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Thoái hóa khớp gối bắt đầu bằng những cơn đau đầu gối. Đó là tình trạng cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể là kết quả của chấn thương hay cũng có thể là do các loại viêm khớp gây ra.
Một số loại chấn thương có thể là nguyên nhân đau khớp gối như bong gân, tổn thương dây chằng, tổn thương sụn chêm, gãy xương, trật khớp… Bên cạnh đó, một số loại bệnh cũng dẫn đến các cơn đau đầu gối, gồm có thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp sau chấn thương…
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thoái hóa khớp gối
Đa số các trường hợp bị thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên với nhịp sống và chế độ sinh hoạt hiện nay, độ tuổi mắc các bệnh thoái hóa khớp gối đang ngày càng trẻ hóa. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy đầu gối của bạn đang gặp vấn đề, mức độ tổn thương còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau:
- Khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi.
- Cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, kéo dài khoảng 10 – 30 phút.
- Khó vận động các khớp. Đi lại khập khiễng do đau khớp.
- Khớp bị đau khi vận động nhiều và giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Đau khi ngồi xổm, đứng dậy khó khăn.
- Đau khi leo cầu thang là dấu hiệu nhận biết sớm của thoái hóa khớp gối.
- Khớp tê, sưng, biến dạng, teo ổ khớp.

Bạn cần được chăm sóc y tế kịp thời nếu bị đau đầu gối do chấn thương hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng sau: Khớp gối bị biến dạng, có một tiếng rắc to xuất hiện lúc đầu gối của bạn bị chấn thương, mất khả năng sử dụng khớp gối, gối bị sưng đột ngột.
Đau khớp gối nên uống thuốc gì?
Việc điều trị đau nhức đầu gối sẽ phụ thuộc mức độ và nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Các biện pháp đơn giản như tập thể dục, giảm cân, massage, sử dụng tinh dầu hay bổ sung các chất có lợi xương khớp cũng giúp giảm bớt khó chịu ở người bệnh.
Với các trường hợp đau khớp gối cần sự can thiệp của y tế, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm tình trạng đau nhức. Một số loại thuốc bác sĩ thương kê đơn như:
- Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)
- Thuốc Acetaminophen
- Tiêm Axit Hyaluronic
Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự theo dõi của bác sĩ, người bị đau khớp gối không được tự ý mua sử dụng. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau chứ không thể chữa khỏi đau khớp gối. Đồng thời sử dụng thuốc chữa đau khớp gối có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như bầm tím, loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận…
Cách chữa đau khớp gối không dùng thuốc
Thuốc chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, các trường hợp bị đau khớp gối không tự ý dùng thuốc. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung giúp nuôi dưỡng xương khớp, vẫn có tác dụng giảm đau nhưng lại an toàn hơn sử dụng thuốc điều trị rất nhiều.
Các dưỡng chất được khuyên dùng cho người bị đau khớp gối thường thấy như glucosamine, Omega 3, Vitamin E, chondroitin… Tùy theo tình trạng đau nhức mà sẽ sử dụng các dưỡng chất khác nhau. Người bị đau khớp gối có thể dùng thực phẩm bổ sung theo gợi ý sau:
Với trường hợp đau nhức xương khớp, đặc biệt là khớp gối nhưng không sưng, có dấu hiệu cứng khớp nhẹ nên kết hợp sử dụng viên uống glucosamine, chondroitin (thường có trong các sản phẩm viên uống sụn cá mập), Omega 3, Vitamin E…

- Glucosamine (tốt nhất nên sử dụng Glucosamine Sulfate): hàm lượng 1,500 – 2,000mg/ngày
- Chondroitin Sulfate: hàm lượng 750 – 1,200mg/ngày
- Omega 3: 1,000mg/ngày
- Vitamin E: 400IU/ngày
Với người gặp tình trạng đau khớp gối kèm theo sưng viêm, nóng ran, vùng đau nhức bị đỏ, thời gian cứng khớp kéo dài trên 1 giờ nên kết hợp sử dụng Omega 3, Vitamin E và glucosamine. Không sử dụng chondroitin cho các trường hợp đau đầu gối có sưng viêm vì sẽ không có tác dụng nhiều. Hàm lượng các chất sử dụng cũng như trên.
Xem thêm: Top 10 thuốc bổ khớp tốt nhất của Mỹ
Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung là liệu pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả tại nhà, tuy nhiên để biết chính xác sức khỏe xương khớp của mình, chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để biết chắc chắn tình trạng. Sau đó người bệnh có thể chọn sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc dùng thuốc.
Những lưu ý cho người thoái hóa khớp gối
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng là điều cần chú ý với người bị thoái hóa khớp gối. Người gặp các vấn đề về xương khớp nên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm, các loại cá giàu Omega 3 (cá mòi, cá thu, cá ngừ), chú ý bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa cũng như gừng, tỏi, dầu oliu.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Đặc biệt, người bị thoái hóa khớp cần tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu đạm (thịt bò, thịt dê, nội tạng,…), tránh ăn quá mặn và không được sử dụng các chất kích thích.
Thêm vào đó, người bị thoái hóa khớp nên vận động nhẹ nhàng, có thể đi bộ nhưng thời gian không quá 20 phút để tránh ảnh hưởng đến các khớp xương, tránh tạo áp lực cho gối.