Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

Thoát-vị-đĩa-đệm-cột-sống-thắt-lưng3

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Cột sống của chúng ta được cấu thành từ 24 đốt sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Giữa các đốt sống là đĩa đệm, hoạt động như một bộ giảm xóc, ngăn các đốt cọ vào nhau khi cử động. 

Vòng ngoài của các đĩa đệm là các bao xơ, bên trong chứa các nhân nhầy. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng xảy ra khi bao xơ bị rách khiến các nhân nhầy thoát ra và chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh sống. 

Nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh xương khớp đáng lo ngại nhất hiện nay vì chúng gây ra nhiều bất tiện, đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhất là  nhóm người đang trong độ tuổi lao động, nhất là lao động nặng và dân văn phòng. Theo thống kê, có tới 30% dân số mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, hay gặp nhất là lứa tuổi lao động từ 20-55 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong đó phổ biến nhất có thể đến là:

Tư thế sai trong vận động, hoạt động hằng ngày và lao động

Mang vác vật nặng sai tư thế trong thời gian dài dễ gây các tổn thương đốt sống lưng dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ví dụ, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi người xuống để nhấc vật nặng lên, gây áp lực lên cột sống. 

Ngoài ra, các thói quen sinh hoạt như ngồi vẹo người sang một bên, tập thể dục thể thao sai cách cũng dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Thoái hóa khớp

Theo thời gian, cơ thể mất dần khả năng phục hồi tự nhiên, đĩa đệm trở nên khô và cứng hơn. Các bao xơ bao bọc bên ngoài xơ hóa, rạn nứt, yếu đi. 

Các nhân nhầy có thể thông qua chỗ rách, nứt của đĩa đệm ra ngoài, chui vào ống cột sống hoặc chèn các rễ thần kinh.

Chấn thương mạnh

Các lao động nặng hoặc tai nạn gây ra các lực tác động mạnh, làm rách hoặc lệch đĩa đệm cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Bệnh lý bẩm sinh

Các bệnh lý bẩm sinh dễ mắc phải như gai cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở nhiều người.

Béo phì

Những người thừa cân thường dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do cột sống phải gồng lên để gánh sức nặng cơ thể.

Di truyền

Nếu bố mẹ bị thoát vị đĩa đệm hoặc có cấu tạo cột sống bất thường thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Hút thuốc

Khiến cơ thể không đủ oxy và chất dinh dưỡng nuôi các mô, xương và đốt sống, khiến chúng yếu, nhanh thoái hóa và dễ bị tổn thương.

Các biến chứng của thoái vị cột sống thắt lưng

Những triệu chứng dễ thấy nhất ở người bệnh thoát vị đĩa đệm là đau và tê, cơn đau đặc biệt tăng khi cầm nắm vật nặng hoặc khi về đêm; không thể thực hiện các động tác như cúi người, xoay hông; ngứa ran, nóng vùng cơ thể bị ảnh hưởng; yếu cơ, teo cơ làm giảm khả năng cầm nắm. 

Tùy theo mức độ nặng của bệnh, các triệu chứng có thể ở mức ít hoặc nhiều. 

Ngoài ra, với trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng, bệnh còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

1. Rối loạn vận động

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, từ đó hạn chế khả năng vận động, bệnh nhân thường có những cơn đau âm ỉ dọc thắt lưng, đau vùng hông, đùi, chân, thậm chí lan xuống gây đau cả bàn chân.

Máu huyết bị các đĩa đệm thoát vị chèn ép không lưu thông đến các cơ được khiến các cơ thiếu dinh dưỡng, oxy, lâu ngày dẫn đến nguy cơ teo cơ các chi, gây khó khăn cho sinh hoạt thường ngày, thậm chí mất khả năng lao động. 

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, cũng là biến chứng thường thấy nhất ở người bệnh. Nếu không được điều trị thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và kịp thời, biến chứng có thể khiến người bệnh liệt hoàn toàn, nằm một chỗ, cả đời sau phụ thuộc vào thân nhân.

2. Đau rễ thần kinh

Đĩa đệm bị thoát vị có thể đè ép lên các rễ thần kinh, gây ra các cơn đau cơ học như đau thắt lưng, đau tăng khi đi lại, đứng hoặc ngồi lâu. Đau dội mạnh lên trong các cơn ho, hắt hơi hoặc rặn. Các cơn đau này có xu hướng giảm khi nằm xuống nghỉ ngơi.

Đau rễ thần kinh ngắt quãng dẫn đến hội chứng đau khập khễnh cách hồi. Bệnh nhân cứ đi lại hoặc hoạt động được một quãng thì sẽ xuất hiện các cơn đau thắt, buộc phải nằm xuống nghỉ ngơi.

Trong trường hợp nặng hơn, vùng cơ thể chịu tác động của rễ thần kinh có thể gặp rối loạn cảm giác, giảm khả năng cảm nhận nóng, lạnh, phản ứng dựng lông hoặc có những cơn nóng lạnh bất chợt, tê bì chân tay, gây hạn chế hoạt động các chi.

3. Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể làm tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn cơ tròn, ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát đại tiểu tiện chủ động. Cụ thể, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhịn tiểu hoặc người bệnh không cảm thấy buồn tiểu dù bàng quang đã đầy. Một biểu hiện nữa cũng thường thấy là hiện tượng tiểu thụ động. Nước tiểu tự chảy và tự dừng không theo kiểm soát của bệnh nhân do rối loạn cơ tròn ngoại vi khiến không giữ được nước tiểu.

4. Hội chứng chùm đuôi ngựa

Bó rễ thần kinh nằm cuối tủy sống ở cột sống thắt lưng cùng, có chức năng gửi và nhận tín hiệu đến và đi từ chân, bàn chân và các cơ quan vùng chậu, còn được biết đến với tên chùm đuôi ngựa. 

Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chèn ép, làm tổn thương bó rễ thần kinh này, bệnh nhân có thể gặp các cơn đau lan từ thắt lưng xuống mông, đùi, bắp chân rồi đến tận bàn chân; đi kèm là cảm giác tê, mất cảm giác cục bộ, nhất là vùng xương chậu. 

Bên cạnh đó, bàng quang có thể bị rối loạn hoặc mất cảm giác. Trong một số trường hợp, bệnh nhân thậm chí còn bị rối loạn chức năng cơ quan sinh dục, yếu cơ, mất phản xạ chân, nghiêm trọng hơn là liệt hai chân vĩnh viễn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các biện pháp sử dụng thuốc đặc trị, vật lý trị liệu hay phẫu thuật, một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp giảm các triệu chứng, hạn chế biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đồng thời cải thiện chức năng cơ thể.

Trong sinh hoạt hằng ngày:

  • Tránh các động tác, tư thế gây áp lực cao, đột ngột hoặc không cân đối lên cột sống.
  • Hạn chế vận động cột sống quá mức và trái chiều. Không cúi gấp thân xuống để nâng vật nặng, tránh mang vác không cân đối lệch hẳn về một bên.
  • Không nên nằm hoặc ngồi bệt dưới sàn do khi đứng dậy cần sức vươn và bật lớn từ cột sống.
  • Khi mới ngủ dậy, không bật thẳng dậy mà nghiêng người rồi từ từ đặt hai chân xuống sàn rồi mới đứng dậy.
  • Hạn chế duy trì một tư thế lâu không đổi hoặc chơi các môn thể thao đối kháng.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng:

  • Tránh sử dụng rượu, bia, các thức uống có cồn.
  • Hạn chế các thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn.
  • Ăn ít các thực phẩm nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, lòng đỏ trứng,…; các thực phẩm giàu omega-6 như dầu ngô, dầu hạt hướng dương,…
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như sữa, nấm, đậu nành, ngũ cốc,…; các thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá mòi…; rau xanh, trái cây tươi; bổ sung glucosamine và chondroitin qua các thực phẩm như xương sườn, sụn bò, dê,…
  • Ưu tiên các phương pháp luộc, hấp hơn là chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Uống nước ép trái cây tươi thay vì uống các loại nước có gas.
Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi