Bệnh gout là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau khớp dữ dội thường xuất hiện vào lúc nửa đêm và gần về sáng sớm. Gây nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Tuy là căn bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Tổng quan về bệnh gout
Bệnh gout là bệnh gây ra những đau đớn tại các khớp xương hay còn được gọi là bệnh thống phong. Bệnh thường xuất hiện cơn đau bất ngờ và mang theo cảm giác sưng đỏ, nóng rát tại vị trí đau nhức. Thường là đầu gối, ngón tay, ngón chân, gót chân…

Vào thời kỳ của những cơn gout cấp tấn công bạn có thể sẽ bị đánh thức vào lúc nửa đêm hay cảm giác đau nhức nhiều hơn về gần sáng. Chúng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mắc bệnh.
Thông thường các cơn gout có thể tồn tại từ 1 – 2 ngày và sẽ tự giảm đi khi được nghỉ ngơi hoặc sử dụng một vài biện pháp can thiệp. Ở thời kỳ đầu của bệnh những cơn đau này rất ít khi xuất hiện, thậm chí chỉ 2 – 3 lần/ năm.
Chính vì điều này làm cho người bệnh lơ là và tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chức năng của thận. Chúng ta cần biết răng hầu hết các món ăn như thịt bò, nội tạng động vật, một số loại rau xanh đều chứa nhân purine.
Theo cơ chế sinh học của cơ thể nhân purin sau khi được nạp vào cơ thể, sẽ dược đưa tới thận và phân tách thành axit uric. Axit uric sau đó sẽ được hòa tan trong máu và thải ra ngoài qua đường bài tiết.

Vì rất nhiều lý do mà quy trình này bị dán đoạn, gây ứ đọng axit uric trong máu. Nguyên nhân có thể do chức năng thận bị suy giảm, người đang dùng thuốc hóa trị…
Nồng độ axit uric trong máu sẽ tiếp tục tăng lên do nếu không được kiểm soát kịp thời. Đối với nam nồng độ axit uric vượt mức 80mg/ml đối với nữ là trên 60mg/ml.
Tuy nhiên, không phải cứ nồng độ axit uric trong máu cao là bạn sẽ mắc bệnh gout. Cần phải có một số yếu tố khác như độ pH, nhiệt độ cơ thể, huyết áp… Khi có đủ những điều kiện này các hạt tinh thể urat natri được hình thành.
Chúng lắng đọng tại các khớp xương và gây ra tình trạng sưng, viêm, đau nhức, biến dạng vùng khớp chúng tồn tại. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh gout có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng.
Vậy có những yếu tố nào tác động trực tiếp đến nồng độ axit uric?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu góp phần tăng nồng độ axir uric trong máu.
- Thừa cân làm cho cơ thể dễ dàng tích tụ axit uric.
- Để cơ thể bị thiếu hoặc mất nước trong thời gian dài. Ảnh hưởng đến đời bộ máy bài tiết của cơ thể.
- Uống rượu, bia nhiều trong thời gian dài.
- Nồng độ axit uric trong máu cao vượt mức 40mg/ml.
- Sử dụng thường xuyên các loại thuốc lợi tiểu, thuốc bổ thận, huyết áp.
- Tiền sử gia đình có người từng bị bệnh gout.
- Trong gia đình có người mắc bệnh gút. ( Yếu tố di truyền)
- Nam giới và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với nữ giới.
Ghi chú: Nồng độ axit uric trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng không phải nó cứ ở mức cao là sẽ phát triển bệnh. Cần thêm những yếu tố như nồng độ pH, nhiệt độ cơ thể, huyết áp. Đủ điều kiện để tinh thể urat được hình thành mới có khả năng mắc bệnh gút.
Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc gút nhưng không phải gia đình có người mắc bệnh gút là bạn sẽ mắc bệnh gout.
Triệu chứng của bệnh Gout
Những biểu hiện của bệnh gout thường xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Những cơn gout cấp có thể kéo đến lúc giữa đêm, gần sáng sớm làm bạn tỉnh giấc. Đôi khi là ngay sau những bữa ăn có chứa quá nhiều chất đạm, chất béo động vật.
- Cơn đau có thể xuất hiện tại bất cứ vùng khớp nào như: đầu gối, khớp ngón tay, ngón chân, mu bàn chân, gót chân.. Cơn đau xuất hiện có thể kéo dài từ 4 – 12 tiếng.
- Sau khi cơn đau giảm đi một cảm giác khó chịu tại các khớp xuất hiện. Do sự tấn công của các tinh thể urat làm ảnh hưởng đến các khớp.
- Vùng khớp đau cảm giác nóng rát, ban đỏ và sưng do viêm khớp.
- Khi bệnh gout phát triển những cơn đau làm bạn gặp nhiều khó khăn trong vận động.
Các biến chứng thường gặp của bệnh Gout
Bệnh gout là bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những biến chứng gout gây ra như:
- Các hạt tinh thể urat ngoài lắng đọng tại vị trí các khớp xương. Nó còn có thể tồn tại trên các mô mềm như thận gây sỏi thận, suy thận.
- Khi bệnh hình thành các hạt tophi, chúng có thể bị vỡ khi cử động khớp gây nhiễm trùng, viêm khớp.
- Làm biến dạng các khớp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động các khớp xương.
- Có thể gây tàn phế, tháo khớp nếu việc nhiễm trùng quá nặng gây hoại tử.
- quá trình dùng thuốc điều trị tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến máu, hệ tiêu hóa.
- Ứ đọng axit uric làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp. Như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não. Những bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh chủ quan.
Điều trị bệnh Gout hiệu quả
Bệnh gout là căn bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng. Nếu ở mức nhẹ bạn có thể tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện tại nhà.
Điều trị gout giảm đau tại nhà
Khi được chuẩn đoán bệnh gout, bạn sẽ được các bác sĩ khuyên về việc thay đổi chế độ sinh hoạt. Kết hợp với sử dụng các loại thuốc đào thải axit uric và các loại thực phẩm ngăn sự tiến triển của bệnh.

Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh tại nhà bạn nên lưu ý những điều sau:
- Kiểm soát cân nặng.
- Tránh ăn những loại thực phẩm như: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Tuy nhiên có một số loại rau không nên ăn như giá đỗ, măng, rau mầm…
- Ngừng uống rượu, bia, các thức uống nhiều đường.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Uống cà phê và các loại nước ép trái cây
- Giảm đau bằng các bài thuốc dân gian như ngâm chân với lá lốt, đắp lá trầu không hơ nóng vào vùng khớp đau nhức.
Trong thời gian điều trị tại nhà nếu cảm thấy bệnh không thuyên giảm. Các tần suất cơn đau nhiều hơn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Hoặc đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Tránh để bệnh tiến triển gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, xương khớp.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây y
Ở những giai đoạn nặng hơn của bệnh bạn cần được nhập viện để điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc đào thải axit uric.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như indomethacin.
- Thuốc giảm đau paracetamol
- Thuốc uống hàng ngày giảm nồng độ axit uric: allopurinol hoặc probenecid
Rất tiếc hiện nay chưa có loại thuốc điều trị dứt điểm bệnh gout. Tuy nhiên chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học. Bệnh có thể kiểm soát bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.