Bệnh viêm cột sống dính khớp ở các khớp cột sống bị viêm nhiễm mãn tính. Bệnh làm cho các hoạt động của người bệnh gặp khó khăn, còng lưng, đau nhức do các khớp cột sống bị dính lại với nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có phương án khắc phục hiệu quả nhất.
Tổng quan về bệnh viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh xảy ra ở các khớp cột sống. Bệnh làm cho các khớp cột sống bị sưng, dính vào nhau, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống cho người mắc phải.

Trên một số trường hợp bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các khớp xương khác như vai, xương sườn, hông… Không chỉ vậy, ở những trường hợp nặng nó còn ảnh hưởng đến các bộ phận như mắt, phổi, ruột nhưng rất hiếm xảy ra
Nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp là gì. Tuy nhiên, trên nhiều kiểm chứng khoa học cho thấy, những người mang gen HLA-B27 có nhiều nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Ngoài ra, những người tuổi cao lúc này do quá trình thoái hóa tự miễn. Các khớp xương thường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp

Những triệu chứng của bệnh viêm khớp cột sống thường là những cơn đau lưng đầu tiên. Biểu hiện này thường dễ làm cho ta chủ quan. Thế nhưng kèm theo đó là những biểu hiện như:
- Cơn đau lưng thường bắt đầu từ những khớp xương chậu, sau đó lan rộng sang các vùng khớp xung quanh.
- Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc gần sáng. Do lúc này nhiệt độ giảm dẫn đến những khớp xương bị co lại, cứng khớp. Bạn có thể bị những cơn đau hành hạ giấc ngủ lúc nửa đêm.
- Bạn sẽ cảm thấy khó cử động khớp lưng như các hoạt động cúi, với vật trên cao. Khi bệnh nặng hơn bạn có thể bị còng, hoặc khó thay đổi tư thế.
- Nhiều khớp xương khác như xương sườn, xương ức, vai bị tê cứng, đau nhức.
- Sưng đau khớp vai, mắt cá chân, mắt.
- Mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ khi xuất hiện những cơn đau.
- Cân nặng bị suy giảm khi bạn không thực hiện bất kỳ phương pháp giảm cân nào.
Ở nhiều người sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Nếu gặp phải bất cứ biểu hiện nào bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế để có kết luận chính xác nhất.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, những biểu hiện đầu tiên có thể xuất hiện trước 35 tuổi.
Chiếm khoảng 5% các trường hợp gặp phải căn bệnh này ngoài 45 tuổi. Bệnh khi đã mắc phải sẽ phát triển âm thầm và có thể ảnh hưởng đến suốt cả cuộc đời.
Nam giới là đối tượng chiếm tỉ lệ cao với các bệnh viêm cột sống và không ngoại lệ căn bệnh này. Ngoài ra, những người thường xuyên phải lao động nặng, mang vác quá sức trong thời gian dài. Có nguy cơ rất cao bị mắc phải căn bệnh này.
Chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp
Để chuẩn đoán chính xác bệnh viêm cột sống dính khớp có rất nhiều cách. Hiện này, có các phương pháp như khám lâm sàng, chụp x-quang, dựa vào tiền sử bệnh án, xét nghiệm.

Chụp X-quang
Dựa vào kết quả hình ảnh chụp X-quang bác sĩ có thể thấy những tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ nhìn được những tổn thương lâu năm.
Nếu muốn nhìn thấy những tổn thương ở các mô mềm, tổn thương mới hình thành. Bạn cần làm xét nghiệm MRI mới có thể xác định một cách chuẩn xác nhất.
Xem xét tiền sử bệnh án
Khi khám nhờ tiền sử bệnh án bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi như sau để có thể xác định bạn có nguy cơ bị mắc phải bệnh viêm cột sống dính khớp không.
- Bạn đã cảm nhận được cơn đau bao lâu rồi?
- Vị trí xuất hiện cơn đau là ở đâu?
- Các cơn đau có giảm đi khi bạn hoạt động thể thao?
- Bạn có cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, giảm cân bất thường không?
- Các phần xương khớp như vai, hông của bạn có đau không?
- Trong gia đình bạn có ai mắc phải bệnh viêm cột sống dính khớp không?
- Bạn có bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài gần đây không?
Xét nghiệm máu
Việc xét nghiệm máu nhằm mục đích phát hiện bạn có thuộc nhóm gen HLA-B27. Tuy nhiên, kết quả nếu có nhóm gen này không có nghĩa bạn đã mắc viêm cột sống dính khớp. Mà cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này mà thôi.
Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Do chưa kiểm chứng ra nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp là gì nên việc đưa ra cách phòng bệnh là rất khó. Do đây là bệnh tự miễn nên việc nâng cao sức khỏe cá nhân và có lối sống sinh hoạt lành mạnh là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh.

Thường xuyên hoạt động thể dục, thể thao giúp xương khớp dẻo dai. Bổ sung các nhóm thực phẩm giúp xương chắc khỏe. Làm chậm quá trình lão hóa xương khớp là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thường xuyên thăm khám bác sĩ ở độ tuổi ngoài 30 để có những phát hiện sớm nhất. Việc phát hiện bệnh sớm giúp tăng khả năng điều trị bệnh.
Phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp
Sử dụng thuốc
Sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp. Là sử dụng những loại thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch. Mục đích để ngăn chặn sự phát triển của bệnh kết hợp với vật lý trị liệu.
Các loại thuốc điều trị giảm đau, giảm sưng viêm như Aspirin, tolmetin, sulindac, naproxen… Các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí viêm loét dạ dày. Để giảm tác dụng phụ của thuốc bạn nên ăn trong hoặc sau bữa cơm. Tốt hơn có thể uống thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trong một số trường hợp nếu bạn không thể đáp ứng với các thuốc kháng viêm. Có thể bạn sẽ được khuyến cáo sử dụng thuốc sinh học giúp ức chế giảm tiêu khối u-tumor necrosis factor. Việc sử dụng thuốc ức chế cần phải có giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Vật lý trị liệu
Trong thời gian điều trị bằng thuốc, cần kết hợp với liệu pháp vật lý trị liệu. Các liệu pháp này rất quan trọng đối với bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp. Các bài tập giúp cho các khớp xương linh hoạt hơn, cải thiện tư thế cho người bệnh. Bên cạnh đó cải thiện được dung tích phổi.
Bài tập đơn giản nhất là sử dụng phương pháp thở bằng lồng ngực. Bệnh nhân cần hít thở sâu, mở rộng lồng ngực để phổi co giãn một cách tối đa. Bài tập giúp xương cột sống không bị dính lại với nhau.
Đối với người bị mắc bệnh viêm cột sống dính khớp thường rất lười vận động do khớp lưng bị đau. Họ thường tìm các tư thể như cúi người,nằm nghiêng, bước ngắn để giảm cơn đau. Tuy nhiên, đây vô tình lại là thời cơ để các khớp xương dễ dàng dính vào nhau hơn. Bệnh sẽ âm thầm phát triển và rất khó điều trị khi đã quá nặng.
Các bài tập luyện sẽ được các bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp. Thường các bài vật lý trị liệu sẽ kéo dài rất lâu, và được duy trì. Có thể kèm theo cả bơi nội nếu bạn gặp vấn đề với khớp háng, khớp vai.