Chế độ ăn cho người bị bệnh Gout

Thông tin kiểm chứng bởi Lê Văn Vinh
reviewer avatar

Lê Văn Vinh

Bác sĩ Lê Văn Vinh, làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, chuyên khoa cơ xương khớp. Hiện đang phụ trách cố vấn nội dung cho website Sức Khỏe Khớp.

gout

Bệnh gout là căn bệnh bị ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn. Việc nên thực đơn cho người bệnh gout khoa học góp phần ngăn chặn tiến triển của bệnh. Vậy người bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để không phải gánh chịu những cơn đau?

Tổng quan về bệnh gout

Bệnh gout hay còn được gọi theo cái tên khác là thống phong. Là bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Nhân purin sau khi được lọc qua thận sẽ được phân tách tạo thành acid uric và đào thải qua đường bài tiết.

Các hạt tinh thể urat làm biến dạng khớp ngón chân cái

Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do mà quá trình này bị làm chậm hoặc không thể hoạt động. Gây ra tình trạng nồng độ acid uric trong máu bị tăng cao. Khi nồng độ này vượt mức cho phép kèm theo một số nguyên nhân tác động những tinh thể muối được hình thành.

Các tinh thể muối có cạnh sắc nhọn hình thành trên bề mặt sụn khớp làm viêm, nhiễm trùng, mất khả năng vận động của khớp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì bệnh gout có thể kiểm soát bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát thường xuyên. Những cơn đau thường kéo về lúc nửa đêm hoặc gần về sáng. 

Những khớp xương sưng đỏ, nóng rát, khi bệnh nặng thêm còn nổi cục rắn rất to làm biến dạng khớp. Hay còn gọi là nốt tophi xuất hiện sau hàng chục năm mắc bệnh.

Vị trí cơn đau của gout thường xuất hiện nhiều nhất tại đầu gối, khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá chân… Đôi khi là ở trên vành tai, mu bàn chân, gót chân cũng đều có thể xuất hiện nếu nồng độ acid uric quá cao.

Biểu hiện của bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn. Và triệu chứng bệnh gout cũng khác nhau theo từng giai đoạn. Hầu hết các trường hợp chỉ dừng lại ở giai đoạn 2 và điều trị bệnh có ngừng phát triển. 

Tuy nhiên, ngay cả khi đã và đang điều trị bệnh gout, hay đang có nguy cơ bị mắc bệnh gout thì việc lựa chọn một chế độ ăn thích hợp rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những đối tượng nào dễ mắc phải căn bệnh này.

Đối tượng dễ mắc bệnh gút

Theo một số thống kê gần đây nhất thì cứ 3/200 người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh gout. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nam giới từ 30 – 50 và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Bệnh ít khi xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Người thường xuyên bia, rượu có nguy cơ cao mắc phải bệnh gout

Các yếu tố tác động gây nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật.
  • Thường xuyên ăn hải sản.
  • Uống nhiều bia, rượu trong thời gian dài.
  • Thừa cân, tăng cân không kiểm soát.
  • Tăng huyết áp.
  • Chức năng thận bị suy giảm.
  • Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị làm tăng tích tụ acid uric trong máu.
  • Từng mắc bệnh truyền nhiễm, huyết áp, đái tháo đường, tắc nghẽn mạch máu…
  • Lười uống nước khiến cơ thể bị thiếu nước trong thời gian dài.
  • Người có kết quả xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu vượt mức 400 micromol/ lít. 

Thực đơn cho người bệnh gout

Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì? Là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Bạn nên biết rằng những thực phẩm cho người bệnh gout cần tránh những thực phẩm chứa nhiều nhân purine hoặc frurine. Đây là những tác nhân khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn nếu không hạn chế chúng trong chế độ ăn hàng ngày.

Người bệnh gout nên ăn gì?

Uống nhiều nước để kích thích hệ bài tiết làm việc, giúp quá trình đào thải axit uric nhanh chóng.

Chỉ nên ăn các loại thịt trắng chứa ít nhân purin như thịt cá, ức gà, thịt nạc heo… Những loại thực này vẫn đáp ứng đủ lượng protein cho cơ thể nhưng lại chứa ít đạm và nhân purin. Tuy nhiên cũng nên ăn hạn chế vì chúng vẫn chứa nhân purin.

Thực phẩm giàu tinh bột, chúng có khả năng hòa tan axit uric trong nước tiểu. Bạn có thể thoải mái ăn ngũ cốc, bánh mì, gạo, khoai lang…

Tăng cường ăn các loại quả giàu vitamin C. Đảm bảo đủ từ 500 – 1000mg vitamin C mỗi ngày.

Các loại rau xanh là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của người bệnh gout

Ăn tăng cường các loại rau xanh như súp lơ, củ cải trắng, cà chua, dưa chuột, rau cần…

Nên ăn các loại dầu như dầu vừng, dầu lạc, dầu oliu… vì chúng chứa các chất béo bão hòa.

Khi chế biến nên ưu tiên các phương pháp hấp, luộc, nướng. Hạn chế các món ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Các loại đồ uống như cà phê, trà xanh. Đây là loại thức uống giúp giảm axit uric rất hiệu quả.

Các loại hạt ngũ cốc như đậu nành, đỗ đen, đậu phộng…

Người bệnh gout kiêng ăn gì?

Người bệnh gout chế độ ăn cần đảm bảo chế độ ăn khoa học và kiên trì, ngay cả khi đã khỏi bệnh. Rất nhiều trường hợp bị tái phát bệnh do không kiêng được sau khi đã chữa khỏi bệnh. 

Vậy người bệnh gout nên kiêng ăn gì? Để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.

Các loại rau phát triển nhanh như măng tây, giá đỗ, rau mầm đậu nành…Các loại rau này do quá trình sinh trưởng quá nhanh nên chứa rất nhiều nhân purine.

Nói không với các loại hải sản như cua, tôm, ngao, cá hồi. Chúng chứa quá nhiều chất đạm có thể làm cơn đau khớp tái phát ngay sau khi ăn.

Không ăn các loại thực phẩm tái, sống như gỏi, shashimi, tiết canh… 

Hạn chế tối đa lượng chất béo lo đưa vào cơ thể. Bạn có thể lựa chọn dầu thực vật ,và chọn các món ăn từ gia cầm, thịt nạc..

Người bệnh gout không nên ăn các loại thịt đỏ

Không nên uống hay dùng các sản phẩm từ sữa chưa tách chất béo. 

Tránh ăn các loại thực phẩm dễ lên men, chúng làm tăng tốc tổng hợp axit uric trong máu.

Không ăn các loại gia vị cay nóng, như ớt, hạt tiêu, mù tạt, quế…

Bỏ bia, rượu trong tic thời gian mắc bệnh. Chúng làm gia tăng axit uric trong gan.

Không ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê…

Tránh xa nội tạng động vật vì chúng chứa rất nhiều chất đạm và nhân purine.

 Các loại đồ uống chứa nhiều đường, nước ngọt, nước ép trái cây đóng chai.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh gout

Đối với người mắc phải bệnh gout ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc tập luyện thể thao là một phương pháp hiệu quả giúp duy trì trọng lượng cơ thể. Giữ đúng mức nồng độ axit uric trong mức tiêu chuẩn.

Khi cơ thể bị thừa cân việc kháng ainsulin sẽ xảy ra và chúng không dùng để loại bỏ đường trong máu. Dó đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm insulin giảm axit uric xuống mức an toàn. 

Luyện tập các bài tập thể thao phù hợp với điều kiện làm việc, sức khỏe. Không nên ép cân quá mức có thể phản tác dụng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi tập luyện thể thao bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Do lúc tập luyện cơ thể sẽ mất đi một lượng nước khá lớn. Để cơ thể thiếu nước khiến cho bộ máy đào thải gặp trở ngại.

Bên cạnh đó bạn có thể dùng các loại thực phẩm chức năng như thuốc đào thải axit uric, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, bạn cần đến khám và nhận được lời khuyên và chuẩn đoán chính xác về các biểu hiện về bệnh. Để có những biện pháp điều trị hợp lý nhất. 

Có thể giảm những cơn đau gout cấp bằng các biện pháp ngâm chân với nước ấm, lá trầu không, lá lốt… Ngâm chân trước khi đi ngủ sau đó đi tất ấm giúp hạn chế tình trạng giữa đêm những cơn đau sẽ làm bạn tỉnh giấc.

Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi